Bạn đã biết gì về bệnh đột quỵ thầm lặng chưa?

Đăng bởi Shopsongkhoe vào lúc 2019-10-12   30 View
Bạn biết gì về bệnh đột quỵ thầm lặng? Bạn có biết rằng một người có thể bị đột quỵ mà không hề hay biết gì về điều đó.

Bạn đã biết gì về bệnh đột quỵ thầm lặng chưa?

Bạn biết gì về bệnh đột quỵ thầm lặng?

Bạn có bao giờ nghĩ rằng một người có thể bị đột quỵ mà không hề hay biết hay nhớ gì về điều đó. Thực tế, có một tình trạng bệnh gọi là đột quỵ thầm lặng mà người bệnh sẽ không thể hiện bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào.

Bệnh Đột Qụy - Bạn Biết Gì Về Bệnh Đột Quỵ Thầm Lặng Chưa?

Khi nhắc đến đột quỵ, mọi người thường hay nghĩ đến các biểu hiện như nói khó, tê hoặc liệt vận động trên gương mặt hoặc cơ thể. Tuy nhiên, bệnh đột quỵ thầm lặng lại không như vậy, chúng hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng nào có thể nhận biết cho người bệnh. Tương tự như đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ thầm lặng xảy ra khi việc cung cấp máu cho một phần não bộ bị gián đoạn, gây ra tình trạng não thiếu oxy và khiến các tế bào não tổn thương. Về bản chất, đột quỵ thầm lặng khó có thể nhận ra được nguyên nhân là vì chúng làm tổn thương đến phần não bộ không có chức năng điều khiển các hoạt động có thể nhìn thấy được như nói chuyện hay vận động. Do đó, bạn sẽ không biết được rằng đột quỵ đã xảy ra. Hầu hết mọi người chỉ vô tình phát hiện mình bị đột quỵ thầm lặng khi họ được chụp MRI hoặc CT não cho một tình trạng sức khỏe khác và bác sĩ nhận thấy các vùng nhỏ của não bị tổn thương.

Phải chăng đột quỵ thầm lặng sẽ ít nguy hiểm hơn?

Hoàn toàn sai! Bạn không nhận biết được đột quỵ thầm lặng đang xảy ra không có nghĩa là bệnh không gây ra những thiệt hại to lớn cho sức khỏe.

Mặc dù đột quỵ thầm lặng thường chỉ ảnh hưởng đến một khu vực nhỏ của não bộ nhưng những tổn thương sẽ tích lũy dần dần. Nếu đã từng bị đột quỵ thầm lặng một vài lần, bạn sẽ bắt đầu gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ hoặc gặp vấn đề trong việc tập trung. Hơn nữa, theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, đột quỵ thầm lặng làm gia tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ có triệu chứng trong tương lai. Bệnh đột quỵ thầm lặng xảy ra khá phổ biến, chúng xảy ra thường xuyên hơn gấp 14 lần so với đột quỵ có triệu chứng rõ ràng. Một nghiên cứu năm 2003 cho thấy, 1/3 số người trên 70 tuổi đều từng có ít nhất một cơn đột quỵ thầm lặng. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng nhiều cơn đột quỵ thầm lặng diễn ra sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ do nhiều ổ nhồi máu não (multi-infarct dementia). Một số triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ như:

  • Có vấn đề về trí nhớ
  • Có vấn đề về cảm xúc, chẳng hạn như cười hay khóc vào những thời điểm không thích hợp
  • Thay đổi tướng đi
  • Bị lạc đường, mất phương hướng ở cả những địa điểm quen thuộc
  • Khó đưa ra được quyết định
  • Mất kiểm soát ruột và bàng quang

 

Bệnh Đột Qụy - Bạn Biết Gì Về Bệnh Đột Quỵ Thầm Lặng Chưa?

Làm thế nào để nhận biết đột quỵ thầm lặng?

Nếu bạn được chụp CT hoặc MRI não bộ, kết quả hình ảnh sẽ cho thấy các đốm hoặc vùng tổn thương xuất hiện ở nơi mà tế bào não đã ngừng hoạt động. Trong khi bạn hoàn toàn không được ghi nhận dấu hiệu gì liên quan đến tổn thương thần kinh có thể nhận thấy như ảnh hưởng lời nói hoặc vận động, khi đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị đột quỵ thầm lặng. Một số dấu hiệu khác khó nhận biết đến mức chúng thường bị nhầm lẫn với dấu hiệu lão hóa bình thường, chẳng hạn như:

  • Gặp vấn đề trong việc giữ thăng bằng
  • Dễ bị té ngã hơn
  • Rò rỉ nước tiểu
  • Thay đổi tâm trạng
  • Giảm khả năng suy nghĩ

Đọc thêm: Sự thật an cung hàn quốc hoạt huyết hay phòng ngừa đột quỵ

Bệnh Đột Qụy - Bạn Biết Gì Về Bệnh Đột Quỵ Thầm Lặng Chưa?

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đột quỵ thầm lặng

Đột quỵ thầm lặng rất khó nhận biết và chỉ được chẩn đoán qua các xét nghiệm hình ảnh. Do đó, hãy thường xuyên để ý đến những dấu hiệu nghi ngờ có thể là do đột quỵ thầm lặng gây ra nếu bạn có những tình trạng sức khỏe sau đây:

  • Đái tháo đường
  • Tăng huyết áp
  • Cholesterol cao
  • Sử dụng chất gây nghiện
  • Căng thẳng quá mức
  • Hút thuốc lá
  • Bệnh mạch máu não
  • Rung nhĩ
  • Béo phì
  • Lối sống ít vận động

 

Bệnh Đột Qụy - Bạn Biết Gì Về Bệnh Đột Quỵ Thầm Lặng Chưa?

Bạn có thể đề phòng đột quỵ thầm lặng như thế nào? Mặc dù bạn có thể khó phát hiện ra triệu chứng của bệnh đột quỵ thầm lặng, thậm chí không thể hồi phục chức năng của các khu vực não bị ảnh hưởng thì vẫn có những biện pháp để phòng ngừa bệnh xảy ra ngay từ đầu. Dưới đây là một số cách bạn nên thực hiện từ ngày hôm nay để phòng ngừa đột quỵ thầm lặng diễn ra:

  • Kiểm soát huyết áp: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng huyết áp cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải đột quỵ thầm lặng.
  • Tập thể dục: Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, nếu bạn dành 30 phút tập thể dục ở mức độ vừa phải với tần suất 5 ngày/tuần, khả năng bị đột quỵ thầm lặng có thể giảm đến 40%. Thường xuyên vận động thể chất cũng giúp bạn ít bị biến chứng khi đột quỵ hơn so với người ít vận động.
  • Giảm lượng muối tiêu thụ: Hạn chế lượng natri hấp thu để giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ. Lưu ý, natri không chỉ có ở trong gia vị muối mà bạn nêm nếm vào thức ăn mà phần lớn là từ thực phẩm đông lạnh và các đồ ăn được chế biến, đóng gói sẵn.
  • Quản lý cân nặng: Giữ chỉ số khối cơ thể BMI (cân nặng (kg)/chiều cao(m)2) trong khoảng 18,5 – 24,9 (kg/m2).
  • Giảm mức cholesterol: Để giảm nguy cơ đột quỵ, mức cholesterol tổng thể nên thấp hơn 200mg/dL. Trong đó, lượng cholesterol tốt HDL lý tưởng là 60mg/dL hoặc cao hơn. Nồng độ cholesterol xấu LDL nên ở dưới mức 100mg/dL.
  • Bỏ thói quen hút thuốc: Hút thuốc có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tim và đột quỵ.
  • Không nên sử dụng đồ uống có chất tạo ngọt nhân tạo: Một nghiên cứu đã nhận thấy những đồ uống sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ và đột quỵ.
  • Ăn nhiều rau: Bạn nên ăn 5 loại trái cây và rau quả hoặc nhiều hơn mỗi ngày.
  • Kiểm soát bệnh đái tháo đường: Đây cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ.

Bệnh Đột Qụy - Bạn Biết Gì Về Bệnh Đột Quỵ Thầm Lặng Chưa?

Để giảm nguy cơ đột quỵ thầm lặng, bác sĩ có thể kê cho bạn một vài loại thuốc giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông và các thuốc làm giảm cholesterol xấu trong máu. Việc sử dụng những thuốc có chất lượng cao, đạt được các tiêu chuẩn chất lượng của FDA (chẳng hạn như những biệt dược gốc) góp phần đem lại hiệu quả và an toàn tối ưu cho quá trình điều trị.. Ngoài ra, theo thống kê thì phụ nữ có nguy cơ mắc phải đột quỵ cao hơn nam giới. Nếu bạn nằm trong đối tượng có nguy cơ cao và người trong gia đình có tiền sử đột quỵ hay mất trí nhớ, hãy hỏi và thảo luận với bác sĩ về những biện pháp đề phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe chủ động là nâng cao chất lượng cuộc sống. Muốn vậy, bạn cần mạnh dạn đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh có thể mắc phải và thảo luận về việc dùng những loại thuốc có chất lượng cao để đem lại hiệu quả điều trị như mong muốn.

Shop Sống Khỏe tổng hợp


Thực hiện bởi: Thùy Dung

Tags

Chia sẻ với bạn bè


Bài viết liên quan