

₫
Hiện có sản phẩm | Xóa giỏ hàng |
TỔNG TIỀN: | ₫ |
Thanh toán |
* Đơn hàng phải có giá trị ít nhất 50,000 VND !!
TS BS Trần Chí Cường - Giảng viên trường ĐH y Dược TP.HCM, Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh của TP.HCM kể lại sự việc cách đây khoảng 1 tháng, một chuyên gia người nước ngoài 50 tuổi bất ngờ ngất xỉu khi đang trong lúc làm việc. Nam chuyên gia được chuyển qua nhiều bệnh viện thăm khám và chẩn đoán cuối cùng của bác sĩ là người bệnh bị đột quỵ do xuất huyết não.
Trường hợp khác là nam sinh viên trường Bách khoa khi đang ngồi học trong giảng đường thì đau đầu dữ dội rồi lăn ra ngất xỉu. Khi được đưa tới bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán nam sinh viên bị đột quỵ khi tắc một mạch máu lớn lên não. Ê-kíp Bác sĩ đã tiến hành chụp mạch máu, dùng các dụng cụ chuyên dùng luồn trực tiếp vào động mạch, lấy ra cục máu đông đang làm tắc mạch máu của người bệnh.
Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kì ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp. Có nhiều người trẻ, nhìn rất khỏe mạnh nhưng cũng có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào. BS Cường nói rằng trước lúc bị đột quỵ, 80% người bệnh sẽ có biểu hiện “cơn thiếu máu não thoáng qua”.
Đầu tiên bệnh nhân có cảm giác tê yếu tay chân thoáng qua, tê yếu tay chân cùng bên nửa người thoáng quá, cơn mờ mắt thoáng qua, nói khó, mất kiểm soát tay chân thoáng qua. “Đây là biểu hiện đầu tiên của người bị đột quỵ, nhưng vì là thoáng qua nên hầu như không ai chú ý và dễ bị bỏ qua” - BS Cường nhấn mạnh, theo thống kê chỉ ra rằng hàng năm nước ta có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ. Con số này tăng lên theo từng năm.
Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới, sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Theo BS Cường, đột quỵ có nguy cơ cao trong cộng đồng, chiếm 20%, trung bình có 1 người bị đột quỵ trong số 5 người được theo dõi trong suốt cuộc đời. Trong lần đột quỵ đầu tiên, khoảng 1/3 số người bị tàn phế nhẹ, 1/3 tàn phế nặng và 1/3 tử vong. Các lần đột quỵ tái phát sẽ có nguy cơ tử vong và tàn phế cao hơn.
Theo Trung tâm truyền thông - giáo dục sức khỏe TP.HCM, những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ: - Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ. Nếu không kiểm soát tốt huyết áp, nguy cơ đột quỵ tái phát sẽ rất cao. Tăng huyết áp nằm trong nhóm nguy cơ cao dẫn tới đột quỵ - Bệnh tim mạch: Bệnh tim mạch là yếu tố nguy cơ quan trọng thứ hai sau tăng huyết áp.
Bệnh lý tim mạch nguy hiểm nhất liên quan đến đột quỵ là rung nhĩ. Rung nhĩ là tình trạng co bóp bất thường của tim dẫn đến sự bất thường của dòng chảy trong mạch máu, tạo điều kiện hình thành các cục huyết khối trong buồng tim và nhanh chóng di chuyển đến nơi khác, có thể gây tắc nghẽn các mạch máu não, đột quỵ,tai biến mạch máu não.
Ngoài ra những đối tượng sau đây, cũng dễ có nguy cơ đột quỵ
(Shopsongkhoe tổng hợp)
![]() |
Thói quen sinh hoạt hữu ích cho những người bệnh mạch vành |
![]() |
Vì sao Đông trùng hạ thảo Tây Tạng lại quý hiếm? |
![]() |
Bí quyết sử dụng thực phẩm chức năng cho người cao tuổi |
![]() |
Hiệu quả của nấm linh chi đối với suy giảm chức năng gan |
![]() |
Thành phần và công dụng của nấm linh chi Hàn Quốc |
![]() |
Mãn kinh sớm là gì? Nên làm gì khi bị mãn kinh sớm |
![]() |
10 thói quen vô tình có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn |
![]() |
9 phương pháp đơn giản bảo vệ khớp gối hiệu quả |
![]() |
5 Cách đả thông kinh mạch khai thông khí huyết giúp cơ thể khỏe mạnh |