Ai dễ bị đột quỵ? phải làm gì khi có người bất ngờ bị đột quỵ?

Đăng bởi Shopsongkhoe vào lúc 2021-12-05   31 View
Ai dễ bị đột quỵ? phải làm gì khi có người bất ngờ bị đột quỵ? cách phòng ngừa đột quỵ

Ai dễ bị đột quỵ? phải làm gì khi có người bất ngờ bị đột quỵ?

Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) là bệnh lý tổn thương một phần não, xảy ra đột ngột do nhiều nguyên nhân: tắc nghẽn các mạch máu trên não, gây thiếu máu đến nuôi não. Hậu quả là não sẽ ngưng hoạt động rồi nhanh chóng chết đi trong vòng vài giây đến vài phút. Nguyên nhân này chiếm 80% các trường hợp tai biến mạch máu não. Ngoài ra, chảy máu não do một hoặc nhiều mạch máu trong não bị vỡ, nguyên nhân này chiếm 20% các trường hợp còn lại.

Ai dễ bị đột quỵ?

AI dễ bị đột quỵ? đâu là đối tượng cần phòng chống nguy cơ đột quỵ?

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ ba (sau tim mạch và ung thư), và là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu. Đột quỵ đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ:

  • Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ. Nếu không kiểm soát tốt huyết áp, nguy cơ đột quỵ tái phát sẽ rất cao. Các chuyên gia đã cảnh báo bốn dấu hiệu của chứng tắc mạch máu não. Trong đó, hàng đầu là huyết áp tăng cao.
  • Bệnh tim mạch: Bệnh tim mạch là yếu tố nguy cơ quan trọng thứ hai sau tăng huyết áp. Bệnh lý tim mạch nguy hiểm nhất liên quan đến đột quỵ là rung nhĩ. Rung nhĩ là tình trạng co bóp bất thường của tim dẫn đến sự bất thường của dòng chảy trong mạch máu, tạo điều kiện hình thành các cục huyết khối trong buồng tim và nhanh chóng di chuyển đến nơi khác, có thể gây tắc nghẽn các mạch máu não.
  • Hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ rất quan trọng dẫn đến đột quỵ. Thuốc lá làm tăng thêm quá trình xơ vữa mạch máu và các chất gây đông máu.
  • Nghiện rượu: Nghiện rượu nặng, tức là nhiều hơn 60g/ngày (10g rượu tương đương với 330ml bia hoặc 100ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh) làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Béo phì: Khả năng dẫn đến đột quỵ ở người béo phì cao hơn nhiều lần so người bình thường. Những người béo phì mức độ thấp cũng phải cẩn trọng nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) vì đột quỵ vẫn có thể xảy ra.
  • Tiểu đường: Nguy cơ bị đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 3 lần so với người bình thường.
  • Tăng cholesterol trong máu (mỡ trong máu): Tăng cholesterol trong máu có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng cholesterol lên thành mạch máu, từ đó tạo thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu.
  • Căng thẳng thần kinh: Căng thẳng thần kinh làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, khiến người bệnh dễ bị tăng huyết áp, tăng co bóp cơ tim… Áp lực máu tăng lên đột ngột có thể dẫn tới xuất huyết não hoặc hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu não.
  • Giới tính: Nguy cơ đột quỵ ở nam giới cao gấp 1,25 lần so với nữ giới. Tuy nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn, nhưng nữ giới lại tử vong do đột quỵ nhiều hơn. Nam giới bị đột quỵ ở độ tuổi trẻ hơn và do đó, tỷ lệ được cứu sống cao hơn nữ giới.

Ai dễ bị đột quỵ? phải làm gì khi có người bất ngờ bị đột quỵ?

Phụ nữ có những yếu tố nguy cơ nào dễ dẫn đến đột quỵ?

  • Các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ chỉ có ở phụ nữ gồm: mang thai, sinh nở, mãn kinh và uống thuốc ngừa thai. Những yếu tố nguy cơ trên thay đổi tùy thuộc vào mức dao động của hormon và các giai đoạn của cuộc đời.
  • Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 13 lần so với bình thường. Mức thay đổi hormon suốt thời kỳ mang thai và sinh nở có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ đột quỵ. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng phụ nữ ở tuổi mãn kinh có nguy cơ đột quỵ cao, liệu pháp hormon thay thế có thể làm giảm các triệu chứng ở phụ nữ mãn kinh và giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Nghiên cứu ở nhiều thập niên trước đây cho thấy sử dụng thuốc ngừa thai đạng uống với liều lượng estrogen cao làm tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ. Ngày nay, thuốc ngừa thai được sản xuất với liều estrogen thấp hơn và ghi nhận nguy cơ dẫn đến đột quỵ cũng giảm.

Phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào?

Để phòng ngừa đột quỵ, nhất là với những người dễ có nguy cơ đột quỵ, bạn có thể lưu ý các điểm sau:

  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Mọi người, đặc biệt là những người trên 50 tuổi nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Mặc dù ngày nay đời sống khá hơn, mọi người quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn nhưng nhìn chung, kiến thức của đa số người dân vẫn còn hạn chế. Rất nhiều người bệnh đột quỵ cho rằng trước đó mình hoàn toàn khỏe mạnh. Thực tế là họ đã có nhiều bệnh hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mà không biết như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu (thường kèm với ‘mỡ máu cao’). Do đó, cần khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm và được bác sĩ tư vấn điều trị đúng cách để phòng những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
  • Kiểm soát huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ. Nếu không kiểm soát tốt huyết áp, nguy cơ đột quỵ sẽ rất cao. Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, do đó, không thể điều trị hết bệnh mà chỉ có thể kiểm soát huyết áp tối ưu. Để có thể kiểm soát huyết áp, cần phải thực hiện chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm căng thẳng và uống thuốc điều trị liên tục.
  • Kiểm soát bệnh tim mạch: Tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc kháng đông lâu dài trong điều trị rung nhĩ có thể giảm được 67% nguy cơ đột quỵ.
  • Giảm uống rượu, ngưng hút thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động: Việc giảm rượu bia và ngưng hút thuốc lá làm giảm rõ rệt nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
  • Giảm cân: Duy trì trọng lượng vừa phải bằng chế độ ăn hợp lý và tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Tăng hoạt động thể lực sẽ cải thiện tình trạng tim mạch và cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì, tăng huyết áp... Nên tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày (trừ trường hợp có bệnh nặng hoặc hạn chế cử động).
  • Kiểm soát đường huyết: Thực hiện chế độ ăn phù hợp để tiết chế lượng đường trong máu, đồng thời sử dụng các thuốc điều chỉnh đường huyết để hạn chế tối đa các biến chứng của tiểu đường, trong đó có đột quỵ.
  • Kiểm soát cholesterol trong máu: Kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu bằng chế độ ăn thích hợp (kiêng mỡ, các loại dầu ăn và các thức ăn giàu cholesterol). Sử dụng các loại thuốc chuyên biệt có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Lựa chọn phương pháp ngừa thai thích hợp: Nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ trên thì phải tham khảo ‎ý kiến bác sĩ sản khoa để có thể chọn lựa phương pháp ngừa thai thích hợp.
  • Thay đổi chế độ ăn: Thực hiện chế độ ăn nhạt vì ăn nhạt tốt cho tim mạch và huyết áp, góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ. Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi hàng ngày, không cho thêm muối vào thức ăn đã chế biến, không sử dụng mỡ động vật để chế biến thức ăn (không dùng mỡ heo để chiên, không ăn thịt mỡ, tóp mỡ, mỡ hành...).
  • Tránh căng thẳng trong cuộc sống

Phải làm gì khi đột quỵ xảy ra?

Khi có người có dấu hiệu đột quỵ xảy ra, bạn cần lưu ý bình tĩnh, thực hiện một số vấn đề sau:

  • Đỡ người bệnh để không bị té ngã chấn thương.
  • Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói; móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.
  • Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Không để nằm chờ xem có khỏe lại không.
  • Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…
  • Phải đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi, đang bị sưng, hoặc bị chèn ép.

Có nhiều người, truyền tai nhau cấp cứu đột quỵ bằng An cung ngưu hoàng hoàn. Tuy nhiên việc này cần hết sức thận trọng. Bởi sử dụng viên An cung ngưu trong trường hợp cấp cứu cần có sự chỉ định của bác sĩ.

(Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM - Theo báo Tuổi Trẻ)

Tham khảo: An cung ngưu Hàn Quốc - sản phẩm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả tai biến đột quỵ


Thực hiện bởi: Shop Sống Khỏe VN

Chia sẻ với bạn bè


Bài viết liên quan