1,900,000 đ
2,100,000 đ
2,375,000 đ
2,500,000 đ
-5%

Thực phẩm chức năng (TPCN)

Hiện nay, nhu cầu sử dụng Thực phẩm chức năng, hay còn gọi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, ngày càng cao. Trước khi quyết định có nên bổ sung hay không, bạn cần biết rõ thực phẩm chức năng là gì? Chúng có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?

Khái niệm Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng (tiếng Anh: functional foods) là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất "chức năng". Cũng như thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm thuốc. Sở dĩ thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có khả năng phục hồi tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể đang bị tổn thương (Theo Wiki).

Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học.

Ở mỗi nước, thực phẩm chức năng (TPCN) được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau: Các nước Tây Âu gọi là "thực phẩm - thuốc" (alicaments) hoặc dược phẩm dinh dưỡng (nutraceutics), thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (food suplement); Trung Quốc gọi là "thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khỏe"; Việt Nam gọi là "thực phẩm đặc biệt".

Lịch sử phát triển của Thực phẩm chức năng

Nhật là cái nôi của TPCN. Vào đầu năm 1980, ngành công nghiệp thực phẩm chức năng phát triển theo mạnh mẽ, đồng loạt mở rộng theo tiến bộ của công nghệ hiện đại.

Đến năm 1991, Nhật Bản chính thức công bố tiêu chuẩn chứng nhận mang tính pháp lý cho các loại TPCN, đặc biệt dùng để bảo bệ sức khỏe. Trong khoảng thời gian này, Nhật Bản chính là nước dẫn đầu về ngành ngành công nghiệp TPCN và thực phẩm bổ sung trên thế giới.

  • Nhật Bản mới là nước đầu tiên ban hành Luật về Thực phẩm chức năng năm 1991.
  • Mỹ ban hành năm 1994.
  • Đài Loan, Trung Quốc ban hành năm 1999.
  • Các nước khác đa số ban hành luật TPCN giai đoạn 2000-2004.

Thị trường Thực phẩm chức năng Việt Nam

Từ năm 1999, TPCN từ các nước bắt đầu nhập khẩu chính thức vào Việt Nam. Do có nhiều điều kiện thuận lợi như:

  • Có sẵn nguồn nguyên liệu;
  • Lịch sử nền y học cổ truyền lâu đời;
  • Có sẵn dây truyền sản xuất thuốc ;
  • Đội ngũ công nhân chuyên nghiệp;

Nên các công ty dược, các cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền bắt đầu chuyển sang sản xuất thực phẩm chức năng. Từ đó, số người sử dụng TPCN ở Việt Nam cũng ngày càng tăng

TPCN đã giúp nhiều người tăng cường sức khỏe, tăng cường cái đẹp, giảm nguy cơ và tác hại của nhiều bệnh tật như tim mạch, đái tháo đường, viêm thoái hóa khớp, ung thư,…

Thực phẩm chức năng có mấy loại?

Theo PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, hiện nay Việt Nam chủ yếu phân loại Thực phẩm chức năng thành 5 nhóm chính: theo phương thức chế biến; theo dạng sản phẩm; theo cách quản lý; theo tác dụng và theo cách của người Nhật Bản.

1. Phân loại Thực phẩm chức năng theo phương thức chế biến

Phương thức chế biến đã phân loại thực phẩm chức năng thành 4 nhóm nhỏ bao gồm: Thực phẩm bổ sung vitamin, Thực phẩm bổ sung khoáng chất, Thực phẩm bổ sung hoạt chất sinh học và thực phẩm được bào chế từ thảo dược.

  • Về nhóm TPCN bổ sung vitamin có thể kể đến các loại nước có hương vị trái cây giúp bổ sung vitamin C, E, beta-carotene hoặc các sản phẩm ở dạng viên uống bổ sung chất xơ…
  • Đối với nhóm Thực phẩm bổ sung khoáng chất, có thể hiểu đơn giản như các loại muối bổ sung iod, bánh kẹo bổ sung calci hoặc các loại nước bù điện giải. 
  • Nhóm sản phẩm bổ sung hoạt chất sinh học: sữa, thức ăn cho trẻ phát triển được bổ sung thêm DHA, EPA…
  • Tại Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc… là những nước có nguồn dược liệu rất phát triển, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe bào chế từ thảo dược nổi tiếng có thể kể đến như: Linh Chi, Nhân Sâm, Đông Trùng Hạ Thảo, Hà Thủ Ô….

2. Phân loại thực phẩm chức năng theo dạng sản phẩm

Là ranh giới giữa Thực phẩm, thức ăn với thuốc, dẫn đến Phân loại Thực phẩm chức năng có thể chia ra làm 2 dạng: Thực phẩm – Thuốc hoặc Thực ăn – Thuốc.

  • Thực phẩm chức năng dạng Thực phẩm – Thuốc là dạng sản phẩm được bào chế tương tự như thuốc (viên nén, viên nang, viên hoàn, dung dịch…), tuy nhiên bản chất vẫn là một dạng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe và không có tác dụng điều trị bệnh như thuốc.
  • Dạng Thức ăn – Thuốc được sử dụng bằng cách bổ sung trực tiếp hoạt tính vào thức ăn, ví dụ như: cháo thuốc, canh bổ dưỡng,… phổ biến nhất là dạng sắc nước uống.

3. Phân loại thực phẩm chức năng theo công dụng

Theo công dụng, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe được chia thành nhiều dạng với các chức năng như:

  • TPCN hỗ trợ chống lão hóa
  • TPCN hỗ trợ tiêu hóa (thực phẩm chức năng cho bệnh trào ngược dạ dày,…)
  • TPCN hỗ trợ bệnh huyết áp (TPCN hỗ trợ hạ huyết áp, TPCN hỗ trợ tăng huyết áp,…)
  • TPCN hỗ trợ giảm đái tháo đường
  • TPCN hỗ trợ bệnh xương khớp
  • TPCN tăng cường sinh lý (TPCN tăng cường sinh lý nam, TPCN tăng cường sinh lý nữ)
  • TPCN bổ sung chất xơ
  • TPCN hỗ trợ chức năng cho mắt
  • TPCN phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não
  • TPCN hỗ trợ làm đẹp (collagen, vitamin E, …)
  • TPCN an thần, ngăn ngừa mất ngủ
  • TPCN phòng ngừa bệnh nội tiết
  • TPCN tăng cường sức đề kháng
  • TPCN hỗ trợ tim mạch....

4. Phân loại Thực phẩm chức năng theo phương thức quản lý

Phần lớn đối với các sản phẩm chỉ có chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất thì thường chỉ cần có giấy phép công bố của nhà sản xuất về tiêu chuẩn sản xuất theo quy định, không cần đăng ký.

  • Các nhóm sản phẩm Thực phẩm chức năng có các tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh cần phải đăng ký với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế và có chứng nhận cũng như giấy phép lưu hành sản phẩm.
  • Các sản phẩm Thực phẩm chức năng thường có thể sử dụng theo mục đích mà không cần sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên các trường hợp sử dụng Thực phẩm chức năng với mục đích đặc biệt thì cần có chỉ định và sự giám sát của người có chuyên môn., ví dụ những thực phẩm ăn qua đường Sonde cho bệnh nhân.

5. Phân loại Thực phẩm chức năng theo Nhật Bản

Nhật Bản phân loại Thực phẩm chức năng thành 2 nhóm chính: Nhóm các thực phẩm công bố về sức khỏe và Nhóm thực phẩm đặc biệt (Thực phẩm cho người ốm, sữa bột cho trẻ, sữa cho Phụ nữ có thai và cho con bú…).

  • Nhóm Thực phẩm công bố về sức khỏe Foshu (Food for special health use) là dạng thực phẩm dùng có mục đích đặc biệt, chứa các hoạt tính sinh học và có khả năng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể người. Khi sử dụng nhóm sản phẩm được công bố hàng ngày có thể mang lại những lợi ích cho cơ thể. Đây là những sản phẩm đã được đánh giá về tính an toàn, độ hiệu quả và chất lượng dựa trên các bằng chứng khoa học, được chính phủ phê duyệt và cho phép lưu hành.
  • Nhóm sản phẩm có khuyến cáo chức năng dinh dưỡng (FNFC) có mục đích cung cấp các chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất) cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của cơ thể. Sản phẩm nhóm này phù hợp với những người có lượng dinh dưỡng do thức ăn vào không đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, gây ra sự thiếu hụt chất dinh dưỡng. Những sản phẩm này được tự do sản xuất và phân phối trên thị trường (nếu được cấp giấy phép sản xuất và giấy phép kinh doanh), không cần đăng ký với các cơ quan trực thuộc Bộ Y tế.

Những lưu ý khi sử dụng Thực phẩm chức năng

Mặc dù TPCN có tác dụng tốt đối với cơ thể và sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng, người dùng cần hiểu đúng về nhu cầu và mục tiêu của bản thân, đồng thời hiểu rõ công dụng và thành phần của sản phẩm mới có thể tận dụng hết được lợi ích của chúng.

Theo khía cạnh bổ trợ tích cực, TPCN không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, TPCN chỉ là giải phát tối ưu dùng để bù đắp nguồn dinh dưỡng bị thiếu hụt cũng như làm phong phú hơn các dưỡng chất cho cơ thể. Để được cấp phép lưu hành trên thị trường, thực phẩm chức năng phải công bố được tác dụng hỗ trợ sức khỏe cũng như tính an toàn, hiệu quả và những tác dụng phụ đối với cơ thể người sử dụng.

Sử dụng các loại thực phẩm chức năng không phải là lựa chọn đầu tay cho việc bổ sung dinh dưỡng, mà thay vào đó bạn nên ưu tiên một chế độ ăn uống đầy đủ với các thực phẩm tự nhiên để cơ thể khỏe mạnh.

Hướng dẫn mua sản phẩm

Để mua sản phẩm, Quý Khách Vui lòng chọn sản phẩm quan tâm, và bấm vào nút đặt mua sản phẩm trong chính đường dẫn của sản phẩm đó. Trong trường hợp chưa rõ cách sử dụng, Quý khách có thể xem thêm hướng dẫn mua mua hàng Tại Đây