₫
Hiện có sản phẩm | Xóa giỏ hàng |
TỔNG TIỀN: | ₫ |
Thanh toán |
* Đơn hàng phải có giá trị ít nhất 50,000 VND !!
Trong Nghiên cứu Đột quỵ Toàn cầu (International Stroke Trial), 54% người bệnh tai biến mạch máu não có huyết áp tâm thu lớn hơn 160 mmHg (huyết áp khi tim co bóp). Nghiên cứu Đột quỵ Cấp tính ở Trung Quốc (Chinese Acute Stroke Trial) cũng cho thấy, 48% người tai biến mạch máu não có huyết áp tâm thu lớn hơn 160 mmHg.
Đi sâu nghiên cứu các trường hợp tai biến mạch não thể nhũn não (là thể đột quỵ não do tắc nghẽn mạch máu não, chiếm 80 – 90% số ca đột quỵ), các nhà khoa học đã chỉ ra tăng huyết áp làm tăng vữa xơ động mạch. Sự nứt ra của mảng vữa xơ dẫn tới hình thành cục máu đông, làm tăng quá trình hoạt hoá, tăng đông trong lòng mạch, tạo nên yếu tố co thắt mạch, gây hẹp, tắc lòng mạch, từ đó gây ra tai biến mạch máu não.
Các tài liệu y khoa có từ nhiều thập kỷ trước đã khẳng định, tăng huyết áp thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch não nói chung, đặc biệt gây vữa xơ và hẹp hệ thống động mạch nền sọ. Đây là yếu tố nguy cơ trực tiếp dẫn tới đột quy não thể tắc nghẽn mạch máu não.
Ở các trường hợp tai biến mạch máu não thể xuất huyết não (chiếm 10 – 20% ca tai biến mạch máu não), vai trò của tăng huyết áp cũng được kể đến như là một trong vài nguyên nhân chủ yếu. Mạch máu não bình thuờng chịu áp lực rất cao, phải có vai trò của tổn thương mạch máu truớc đó như vữa xơ động mạch, thoái hoá bột ở nguời già… mới dẫn tới hiện tuợng vỡ vi phình mạch não. Hiện tượng vỡ mạch máu và gây chảy máu não cũng thường xảy ra trên vùng nhu mô não đã có sự thiếu máu cục bộ mạn tính từ truớc. Đây đều là các yếu tố bắt nguồn từ quá trình tăng huyết áp tích tụ trong một thời gian dài gây nên.
Tại nước ta, những năm gần đây, số người nhập viện vì đột quỵ không ngừng tăng từ 1,7% lên 2,5%, tỉ lệ nam giới mắc gấp 4 lần nữ, tương đương khoảng 200.000 ca mắc mới đột quỵ mỗi năm. Cứ 10 người bị đột quỵ thì có tới 8 người mắc căn bệnh tăng huyết áp.
Nguyên nhân là do huyết áp tăng cao làm tăng áp lực lên thành mạch máu, lâu ngày thành mạch bị xơ hóa, giòn và dễ đứt gãy. Nặng thì khiến thành động mạch bị rách gây xuất huyết não dẫn tới hiện tượng đột quỵ chảy máu não. Nhẹ thì gây ra những tổn thương nhỏ ở thành mạch. Lúc này, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ kéo đến để gây đông máu, làm lành vết thương, nhưng việc này lại dẫn đến hình thành các cục máu đông gây tắc mạch. Cùng với đó, tình trạng rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol thường gặp ở những người tăng huyết áp sẽ làm cho thành mạch bị dày lên, lâu dần dẫn đến bít tắc các mạch máu não, gây ra thiếu máu cục bộ tại não (nhồi máu não), dẫn đến triệu chứng đột quỵ thiếu máu não
Nếu như trước đây, đột quỵ thường gặp ở những bệnh nhân tuổi từ 50 trở lên thì hiện nay, xu hướng bệnh ngày càng trẻ hóa, tỷ lệ đột quỵ ở người cao huyết áp trẻ tuổi tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm.
Theo GS. TS Nguyễn Văn Thông, tăng huyết áp là bệnh mạn tính, nếu muốn ổn định huyết áp và phòng ngừa đột quỵ, người bệnh phải chấp nhận sử dụng thuốc điều trị lâu dài kết hợp điều chỉnh lối sống theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, những khó khăn trong việc lựa chọn thuốc điều trị phù hợp cùng với tâm lý chủ quan vì xem nhẹ mức độ nguy hiểm của bệnh khiến nhiều người mắc phải những sai lầm nghiêm trọng: bỏ thuốc khi thấy huyết áp hạ hay khi gặp tác dụng phụ, tự ý tăng liều thuốc để hạ nhanh huyết áp, không theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, chưa chủ động phòng ngừa các biến chứng bệnh... Điều này khiến huyết áp của người bệnh có thể tăng cao đột ngột và gây tăng nguy cơ đột quỵ.
Việc điều trị đột quỵ do tăng huyết áp vô cùng khó khăn do những tổn thương thần kinh diễn biến nhanh, hậu quả nghiêm trọng kéo dài khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ, mất khả năng lao động…. Chưa kể chi phí nằm viện, thuốc điều trị tai biến mạch máu não hay phẫu thuật cũng rất tốn kém. Do đó, cách hữu hiệu nhất để người bệnh tăng huyết áp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ là chủ động kiểm soát huyết áp ở mức an toàn dưới 140/90mmHg.
Hai nghiên cứu nổi tiếng là nghiên cứu PSC (Prospective Studies Collaborration 2002) và nghiên cứu APCSC (Asia – Pacific Cohort Studies Collaboration 2003) đều chứng minh rằng, cứ giảm 5 mmHg huyết áp tâm thu thì giảm duợc 30 – 40 % nguy cơ tai biến mạch máu não.
Bởi vậy, để phòng chống đột quỵ não, giải pháp căn cơ được các chuyên gia y tế khuyến nghị là phải giải quyết vấn đề tăng huyết áp. Có như vậy, đột quỵ não mới không xảy đến, tránh để người bệnh rơi vào tình cảnh xảy ra đột quỵ não có nguy cơ tử vong cao hoặc cũng để lại những di chứng hết sức nặng nề trong suốt phần đời còn lại.
Ở nước ta, tình hình tăng huyết áp trong dân số tăng dần theo từng năm. Nghiên cứu cho thấy, nếu như năm 1999 chỉ có 16,06% người khảo sát ở Hà Nội bị tăng huyết áp, thì tới năm 2001 con số này đã tăng lên 23,2%. Tới năm 2008, nghiên cứu đã cho thấy, 25,1% người được khảo sát ở 8 tỉnh và thành phố đã có bệnh lý tăng huyết áp. Sự gia tăng bệnh lý tăng huyết áp đã gián tiếp làm gia tăng bệnh đột quỵ não, trở thành vấn đề thời sự y khoa rất được chú ý trong thời gian gần đây.
Trong số các nước thuộc tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD, Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ đột quỵ não nằm trong nhóm thấp nhất. Đây là kết quả của việc kiểm soát các yếu tố có thể thay đổi được gây ra tai biến mạch máu não, đặc biệt là kiểm soát huyết áp. Ngoài các công cụ y khoa hiện đại, thành công của Hàn Quốc trong việc kiềm chế đột quy não còn tới từ nền công nghiệp dược phẩm truyền thống được bào chế từ dược rất phát triển. Trong đó, nổi tiếnglà bài thuốc Woo Hwang Chung Sim Won của thầy thuốc cung đình Hur Jun.
Trong cuốn Đông y Bảo giám (Donguibogam) - bách khoa toàn thư về y học của Hàn Quốc đã UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới - vị thầy thuốc được đông đảo người Việt biết tới qua bộ phim truyền hình Hàn Quốc “Thần y Hơ Jun” lưu lại Vũ Hoàng Thanh Tâm gồm hàng chục dược liệu quý phối trộn theo một công thức riêng để tạo ra bài thuốc có tác dụng bồi bổ nguyên khí, hỗ trợ hoạt huyết thông mạch, ổn định huyết áp, qua đó hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ đột quỵ não, giảm di chứng sau tai biến mạch máu não hiệu quả.
Ngày nay, bài thuốc Woo Hwang Chung Sim Won do tập đoàn KwangDong, 1 trong 3 doanh nghiệp dược phẩm lớn hàng đầu Hàn Quốc, nắm giữ bản quyền và phát triển thành các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả nguy cơ tai biến, đột quỵ, được tin dùng không chỉ trong nội địa Hàn Quốc mà còn được xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc.
Tại nước ta, sản phẩm của tập đoàn KwangDong được biết tới dưới tên gọi Vũ Hoàng Thanh Tâm hay còn gọi là An cung Hàn Quốc. Đông đảo người tiêu dùng tin tưởng sử dụng Vũ Hoàng Thanh Tâm qua hơn 10 năm có mặt ở thị trường Việt Nam.
Với sản phẩm Vũ Hoàng Thanh Tâm chính hãng, thông tin về thành phần được ghi đầy đủ trên nhãn phụ tiếng Việt, trong đó có đầy đủ hàm lượng hai dược liệu quan trọng là ngưu hoàng và xạ hương. Công dụng của sản phẩm cũng được nêu rõ ràng theo đúng giấy phép do cơ quan chức năng cấp. Điều quan trọng là người tiêu dùng cần tìm đúng sản phẩm “chính hãng” có đầy đủ tem nhãn phụ tiếng Việt theo quy định, tem chống hàng giả của nhà sản xuất và của đơn vị phân phối chính thức.
*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
(Theo Sức khỏe và đời sống)
Vì sao nhân sâm Hàn Quốc cần đạt đủ 6 năm tuổi mới thu hoạch? |
Hướng dẫn xem thông tin sản phẩm thiên sâm Deadong |
Nguy cơ gãy xương ở phụ nữ sau tuổi 50 và và cách phòng ngừa |
Bị thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì? |
Tổng hợp các mẫu miếng dán giảm đau xương khớp Hàn Quốc và cách sử dụng |
Người bị thoái hóa xương khớp nên ăn gì? |
Những tác động tiêu cực của Cortisol đối với giấc ngủ và cách kiểm soát |
7 lợi ích tuyệt vời cho cơ thể khi bạn đi bộ bằng chân trần tiếp đất |
Những trường hợp dùng sâm có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa |