Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp - vì sao lại bị cao huyết áp?

vào lúc 2021-03-12   42 View
Bệnh cao huyết áp là gì? tìm hiểu các thông tin thường thức về bệnh cao huyết áp.

Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp - vì sao lại bị cao huyết áp?

Bệnh cao huyết áp là gì?

Bệnh cao huyết áp (hay tăng huyết áp, tăng xông) là tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch cao hơn so với bình thường. Huyết áp ở ngưỡng bình thường là 120/80 mmHg. Ngoài xu hướng bệnh lý thì huyết áp có xu hướng cao hơn khi tuổi càng cao. Việc mắc bệnh cao huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn tới các bệnh về tim mạch khác nghiêm trọng hơn.

Để đánh giá huyết áp, người ta thường dựa vào hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (kí hiệu huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương, đơn vị mmHg). Theo đó huyết áp ở ngưỡng bình thường là 120/80 mmHg. 

Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam:

  • Người bình thường: Có huyết áp dưới 120/80 mmHg
  • Người bị tiền cao huyết áp: từ 120/80mmHg - dưới 140/ 90mmHg
  • Người bị tăng huyết áp: Từ 140/90mmHg trở lên

Cao huyết áp là gì? Những điều cần biết về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Phân loại bệnh cao huyết áp

Bệnh này gây áp lực cho tim và gây nhiều biến chứng tim mạch nên rất nguy hiểm. Cao huyết áp được chia thành một số dạng sau:

  • Cao huyết áp vô căn (nguyên phát): Là hiện tượng mức huyết áp tăng cao không có nguyên nhân cụ thể. Tình trạng này chiếm từ 90 – 95% các ca bệnh.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Là tình trạng tăng huyết áp có nguyên nhân rõ ràng do một số bệnh khác như bệnh tim, bệnh thận hoặc một số bệnh nội tiết.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Là hiện tượng chỉ có huyết áp tâm thu tăng còn huyết áp tâm trương bình thường.
  • Cao huyết áp thai kỳ: Là tình trạng tăng huyết áp bất thường khi mang thai. Các hình thái cao huyết áp khi mang thai thường gặp là: Tăng huyết áp mạn, tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật. Tình trạng huyết áp tăng cao ở mẹ bầu cảnh báo một số nguy cơ tim mạch và có thể gây tử vong.­

Nguyên nhân gây huyết áp cao là gì?

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh huyết áp cao đều không rõ nguyên nhân (cao huyết áp nguyên phát), chiếm khoảng 90 - 95% số ca. Khoảng 5 - 10% số ca còn lại là có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát), thường do người bệnh đang mắc các bệnh liên quan đến thận, tim mạch hoặc sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc cảm. Trong trường hợp tăng xông do uống thuốc thì khoảng vài tuần sau khi ngưng thuốc huyết áp thường sẽ trở lại bình thường. Nhưng cũng có rất nhiều nhuyên nhân gây đến tăng huyết áp như:

Cao huyết áp là gì? Những điều cần biết về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Bệnh thận và rối loạn chuyển hóa muối nước gây tăng huyết áp

Thận là cỗ máy lọc máu của cơ thể, nó điều chỉnh cân bằng muối nước bằng cách loại bỏ một cách có chọn lọc nước, và các ion điện giải Natri, Kali ra ngoài theo đường tiểu. Mất cân bằng chức năng thận có thể làm tăng thể tích dịch trong cơ thể, dẫn đến tăng khối lượng tuần hoàn có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp.

Huyết áp cao do lỗi hoạt động của hệ thống renin – angiotensin – aldosterol

Hệ thống này đảm nhiệm chức năng điều tiết các hormon renin, angiotensin, aldosterol theo nhu cầu của cơ thể. Trong đó, Angiotensin có tác dụng co mạch gây tăng huyết áp, còn Aldosterol tham gia kiểm soát cân bằng muối – nước tại thận. Tăng nồng độ hoặc khả năng hoạt động của Aldosterol có thể thay đổi chức năng thận dẫn tới gia tăng thể tích máu gây huyết áp cao.

Mất cân bằng hệ thống thần kinh giao cảm

Hệ thống thần kinh giao cảm đảm nhiệm vai trò điều hòa huyết áp thông qua nhịp tim, huyết áp, nhịp thở... Nhiều nhà khoa học cho rằng, sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm cũng có thể gây tăng huyết áp, tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ mối liên quan này.

Cấu trúc và chức năng của mạch máu bị thay đổi

Những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của các mạch máu lớn và nhỏ có thể ảnh hưởng tới áp lực của máu lên thành mạch, gây ra huyết áp cao. Đặc biệt, nguy cơ này tăng lên khi có sự góp mặt của những mảng xơ vữa gây chít hẹp, xơ vữa thành mạch.

Huyết áp cao có liên quan đến yếu tố di truyền

Huyết áp cao thường có tính chất gia đình. Nhiều nghiên cứu đã xác định được các gen và đột biến khác liên quan đến huyết áp cao. Tuy nhiên, yếu tố di truyền được biết đến chỉ chiếm 2 – 3% các trường hợp cao huyết áp. Đáng chú ý là những thay đổi gen nhất định xuất hiện từ trước khi đứa trẻ ra đời cũng có thể phát triển bệnh cao huyết áp về sau.

Cao huyết áp là gì? Những điều cần biết về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Tăng huyết áp do thói quen sống không lành mạnh

Những thói quen sống không lành mạnh có thể gây ra huyết áp cao, bao gồm:

  • Ăn quá mặn, quá nhiều chất béo
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá
  • Ít hoạt động thể lực

Mối liên quan giữa thừa cân béo phì và tăng huyết áp

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thừa cân béo phì với tăng huyết áp cho thấy, ở đối tượng này có sự gia tăng áp lực trong lòng mạch, khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn dẫn đến tăng huyết áp. Đây cũng là đối tượng có nguy cơ cao xuất hiện mảng xơ vữa trong lòng mạch, thúc đấy tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Tác dụng phụ của thuốc gây tăng huyết áp

Một số loại thuốc như thuốc điều trị hen suyễn, hormon (bao gồm cả thuốc tránh thai và estrogen), thuốc trị cảm lạnh có thể gây cao huyết áp. Bởi các thuốc này có thể tác động lên huyết áp của bạn theo những cách sau:

  • Thay đổi cách cơ thể điều khiển cân bằng muối – nước.
  • Khiến mạch máu co lại
  • Tác động lên hệ thống renin – angiotensin – aldosterone gây tăng huyết áp.

Các nguyên nhân khác gây huyết áp cao

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra tăng huyết áp như chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận, tăng sản thượng thận bẩm sinh, hội chứng Cushing, bệnh tiểu đường… Những bệnh lý này làm thay đổi cách cơ thể điều chỉnh lượng nước, muối và nồng độ hormon tham gia điều hòa huyết áp gây ra tăng huyết áp thứ phát.

Cao huyết áp là gì? Những điều cần biết về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Việc xác định các nguyên nhân sẽ giúp việc kiểm soát huyết áp của bạn hiệu quả hơn. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà cách điều trị tăng huyết áp có thể khác nhau, chẳng hạn nếu là do bệnh mắc kèm bạn cần phải được điều trị các bệnh lý này, nếu do thuốc, bạn có thể sẽ phải thay thế hoặc ngưng sử dụng loại thuốc đó… Nhưng dù nguyên nhân tăng huyết áp của bạn là gì, thì việc áp dụng lối sống khoa học, kết hợp với sử dụng các sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả và phòng tránh các rủi ro trên tim mạch.

Biểu hiện bệnh huyết áp cao

Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp mỗi năm và điều ngạc nhiên là gần 50% số ca chưa được phát hiện. Dưới đây là những dấu hiệu thường thấy của bệnh huyết áp cao mà bạn cần chú ý:

  • Chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường: Nếu chỉ số huyết áp của bạn cao hơn mức bình thường thì rất có thể bạn đang mắc bệnh tăng xông. Vì vậy, hãy thường xuyên theo dõi chỉ số này để kịp thời phát hiện bệnh.
  • Chóng mặt: Chóng mặt là biểu hiện thường gặp ở những người bị tăng huyết áp. Ngoài ra, bạn còn có thể bị choáng đột ngột, mất thăng bằng khiến việc đi lại khó khăn, thậm chí là đột quỵ.
  • Buồn nôn: Người bị tăng xông thường có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác như đau dạ dày. Để chắc chắn hơn, bạn nên đi thăm khám bác sĩ.
  • Tê, ngứa gan bàn chân, bàn tay: Đây là những dấu hiệu sớm của bệnh cao huyết áp. Nguyên nhân là do khi huyết áp tăng cao, các dây thần kinh bị tê liệt khiến bạn có cảm giác tê bì hoặc ngứa gan tứ chi.
  • Xuất huyết kết mạc: Xuất huyết kết mạc thường là dấu hiệu của bệnh huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường.
  • Chảy máu mũi: Những người bị bệnh ở giai đoạn đầu có thể bị chảy máu mũi đột ngột, khó cầm.
  • Đau nhức đầu, đau mỏi vai gáy: Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức đầu, đau mỏi vai gáy thì rất có thể bệnh cao huyết áp đã chuyển biến nặng. Trong trường hợp nhẹ, dấu hiệu này thường ít xuất hiện.

Cao huyết áp là gì? Những điều cần biết về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Cách điều trị bệnh huyết áp cao

Các phương pháp điều trị bệnh cao huyết áp hiện nay thường nhằm mục đích đưa chỉ số huyết áp về mức dưới 140/90mmHg. Tùy từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp như điều chỉnh lối sống, điều trị bằng thuốc hoặc điều trị trong trường hợp khẩn cấp.

  • Điều chỉnh lối sống: Bao gồm việc tập thể dục, giảm cân, tuân thủ chế độ ăn phù hợp với chứng cao huyết áp… Phương pháp này mang đến hiệu quả ở một số trường hợp, thường là bệnh nhân ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, kể cả khi bệnh đã nặng, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh lối sống phù hợp để ngăn chặn những chuyển biến xấu hơn.
  • Điều trị bằng thuốc: Thuốc làm giảm huyết áp thường gồm có thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế hấp thụ canxi, thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc giãn mạch,… Bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng để đạt được những hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh.
  • Điều trị trong trường hợp khẩn cấp: Thường áp dụng cho người bị bệnh nặng, có nguy cơ tử vong cao.
  • Sử dụng các loại thực phẩm chức năng điều hòa huyết áp 

Để phòng ngừa và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp cao, ngay từ hôm nay, mỗi chúng ta cần có ý thức theo dõi sức khỏe của chính mình, đặc biệt là chỉ số huyết áp. Đó là lý do tại sao mỗi gia đình nên có một máy đo huyết áp trong nhà.


Thực hiện bởi: Đỗ Hồng

Chia sẻ với bạn bè


Bài viết liên quan