Mãn kinh sớm là gì? Nên làm gì khi bị mãn kinh sớm

vào lúc 2023-11-02   10 View
Hiện tượng mãn kinh sớm xảy ra khiến chị em nhanh chóng bước vào tuổi già, vậy nên làm gì để tránh mãn kinh sớm.

Mãn kinh sớm là gì? Nên làm gì khi bị mãn kinh sớm

1. Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên trong quá trình lão hóa của người phụ nữ, từ thời kỳ sinh sản sang thời kỳ ngừng sinh sản để bước vào giai đoạn thứ hai của cuộc đời người phụ nữ. Quá trình mãn kinh, hoặc tiền mãn kinh, thường bắt đầu bốn năm trước kỳ kinh cuối cùng. Mãn kinh là do sự suy giảm hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn của các nang buồng trứng, kéo theo tình trạng lượng estrogen thấp và lượng hormone kích thích nang trứng cao. Tuổi mãn kinh trung bình là 51,4 tuổi.

Nguyên nhân chính của mãn kinh là một trong những tiến trình lão hóa của cơ thể. Mãn kinh cũng có thể coi là một trong những dấu mốc của cuộc đời giống như dậy thì, độ tuổi sinh sản, tiền mãn kinh.

2. Một số dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh

Tình trạng mãn kinh là một hiện tượng sinh lý, là một phần của quá trình lão hóa, trải qua một quá trình biến đổi rất dài với những thay đổi, xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dẫn đến việc ngưng kinh nguyệt mỗi tháng, và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ. Cụ thể, khi bước vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ có thể xuất hiện những triệu chứng sau: 

  • Tâm lý thay đổi thất thường
  • Nóng bừng hay bốc hỏa
  • Đổ mổ hôi đêm
  • Khô âm đạo
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Tiểu không tự chủ
  • Khó ngủ tuổi tiền mãn kinh
  • Các vấn đề về bộ nhớ
  • Tim đập nhanh
  • Tăng cân
  • Sức khỏe hoặc mật độ xương kém
  • Giảm khối lượng cơ

3. Mãn kinh sớm là gì?

Mãn kinh sớm được hiểu là hiện tượng mãn kinh xảy ra khi phụ nữ còn trẻ tuổi hơn so với độ tuổi mãn kinh thông thường. Ví dụ ở Việt Nam hiện nay, độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ là 51 tuổi. Vậy nếu hiện tượng tiền mãn kinh xảy ra trước 47 có thể coi là đã có hiện tượng mãn kinh sớm.

Việc mãn kinh sớm dẫn đến suy giảm nội tiết tố ở phụ nữ, khiến chất "nữ tính" suy giảm. Phụ nữ sẽ sớm gặp phải các tình trạng rối loạn tâm lý, sức khỏe, vẻ bề ngoài.

Phụ nữ mãn kinh nói chung và mãn kinh sớm nói chung thông thường sẽ mất dần đi đi vẻ nữ tính, thay vào đó bước dần vào độ tuổi chuyển giao sang người cao tuổi. Giọng nói có thể sẽ to hơn và thay đổi, dáng dấp và khung xương cũng thay đổi. Làn da và thể hình dần mất độ đàn hồi và sáng. 

4. Nguyên nhân gây ra mãn kinh sớm ở phụ nữ

Mãn kinh là một giai đoạn sinh lý tự nhiên hết sức bình thường trong cuộc đời của người phụ nữ. Nhưng nếu xảy ra mãn kinh sớm, thì có thể do một số nguyên nhân như sau:

  • Phẫu thuật cắt tử cung - hai buồng trứng: Nếu tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung mà vẫn giữ lại các buồng trứng thì mặc dù chu kỳ kinh nguyệt không còn nhưng phụ nữ vẫn sẽ không mãn kinh. Nguyên nhân của tình trạng này là do hai buồng trứng vẫn có khả năng phóng thích nang trứng.
  • Xạ hoặc hóa trị liệu: Thời gian điều trị ung thư thường xảy ra từ từ cùng thời kỳ tiền mãn kinh trong khoảng vài tháng cho tới vài năm trước khi thực sự xảy ra mãn kinh.
  • Buồng trứng bị suy sớm: Buồng trứng cũng giống các bộ phận khác trong cơ thể, sẽ đến lúc bị lão hóa. Tuy nhiên, nếu buồng trứng bị lão hóa trước tuổi thì hoạt động chức năng ở người phụ nữ cũng sẽ ngừng trước độ tuổi 40.
  • Nội tiết tố nữ suy giảm: Bắt đầu từ 30 tuổi trở đi, lượng hormone trong cơ thể nữ giới sẽ dần dần suy giảm và đến tuổi mãn kinh nó sẽ sụt giảm mạnh. 

5. Các giai đoạn của thời kỳ mãn kinh 

Hầu hết nữ giới sẽ đi qua thời kỳ mãn kinh với 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn tiền mãn kinh: Chủ yếu xảy ra ở độ tuổi 45 - 50 và kéo dài 2 - 5 năm. Thời điểm này buồng trứng bắt đầu suy giảm khả năng hoạt động và nội tiết tố nữ có sự mất cân bằng khiến cho kinh nguyệt không đều và kéo dài.
  • Giai đoạn mãn kinh sớm: Diễn ra trước 40 tuổi. Bước vào thời điểm này, phụ nữ sẽ không còn khả năng mang thai nữa vì không còn nang noãn chín hoặc không xảy ra quá trình rụng trứng nữa. Đối tượng có nguy cơ mãn kinh sớm gồm: thực hiện hóa/xạ trị, hút thuốc nhiều, nghiện rượu, rối loạn miễn dịch, phẫu thuật cắt tử cung nhưng vẫn còn 2 buồng trứng.
  • Giai đoạn mãn kinh thực sự: Thường gặp ở độ tuổi 50 - 55. Lúc này buồng trứng đã dừng hoạt động hoàn toàn và không còn khả năng tiết ra nội tiết tố nữ nữa nên kinh nguyệt cũng mất hẳn.
  • Giai đoạn mãn kinh muộn: Độ tuổi thường gặp là sau 55.

6. Nên làm gì khi gặp hiện tượng mãn kinh sớm

Mãn kinh sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ, và sau đây là 4 điều phụ nữ nên xem xét khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu mãn kinh sớm:

  1. Thăm khám bác sĩ thường xuyên: Điều quan trọng là phụ nữ nên duy trì việc thăm khám bác sĩ thường xuyên. Bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra các khuyến nghị cụ thể dựa trên tình hình thể trạng cá nhân của mỗi người. Nhất là những người bị mãn kinh sớm do một nguyên nhân thứ phát.

  2. Chăm sóc sức khỏe xương và tim mạch: Mãn kinh sớm có thể tăng nguy cơ loãng xương và bệnh tim mạch. Hãy duy trì một lối sống lành mạnh với việc vận động thường xuyên và ăn một chế độ ăn cân đối, giàu canxi để bảo vệ xương và tim mạch của bạn. 

  3. Xem xét liệu pháp thay thế: Nếu cần, hãy thảo luận với bác sĩ về liệu pháp thay thế hormone nếu bạn gặp các triệu chứng quá khó chịu của mãn kinh sớm. Trong một số trạng thái đơn giản khác, bạn có thể tham khảo một số thực phẩm bổ sung nội tiết như tinh dầu hoa anh thảo.

  4. Tìm hiểu và kiểm soát tâm lý: Mãn kinh sớm có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và tâm lý của bạn. Bạn có thể trở nên dễ bốc hỏa và cáu giận. Hãy thảo luận với một chuyên gia về tâm lý hoặc tham gia các phương pháp giảm căng thẳng như thiền và yoga để giúp kiểm soát tâm trạng.

Lưu ý rằng mỗi người phụ nữ có tình hình riêng biệt, vì vậy việc thảo luận và hợp tác chặt chẽ với bác sĩ và các chuyên gia y tế là quan trọng nhất để đảm bảo rằng bạn đang nhận được chăm sóc và hỗ trợ phù hợp với tình trạng cá nhân của mình.

(Shop sống khỏe tổng hợp)


Thực hiện bởi: Nguyễn Ngân

Tags

Chia sẻ với bạn bè


Bài viết liên quan