₫
Hiện có sản phẩm | Xóa giỏ hàng |
TỔNG TIỀN: | ₫ |
Thanh toán |
* Đơn hàng phải có giá trị ít nhất 50,000 VND !!
Bác sĩ Đông y nổi tiếng Hồ Nãi Văn (Đài Bắc) đã có một bài viết về việc vì sao Đông Y không tán thành việc dùng thuốc hạ huyết áp để chữa cao huyết áp. Bài viết được đăng trên Epochtimes.com, nội dung bài viết như sau:
Khi bị cao huyết áp, nhiều người luôn dựa vào việc dùng thuốc hạ huyết áp để giảm huyết áp, mà lại bỏ qua “nguyên nhân gốc rễ” gây cao huyết áp. Nếu chỉ dùng thuốc để giảm huyết áp thì sẽ không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh, đây không phải là điều tốt đối với sức khỏe về lâu dài.
Đông y cho rằng cao huyết áp có nguyên nhân như vấn đề về cảm xúc, yếu tố môi trường, các cơ quan khác của cơ thể không khỏe đều có thể dẫn đến cao huyết áp. Chữa trị bắt đầu từ những nguyên nhân này mới có thể thật sự giúp cơ thể hồi phục, dần dần không còn cần phải ỷ lại vào việc dùng thuốc nữa.
(Ảnh bác sĩ Đông y Hồ Nãi Văn)
"Tôi có một bệnh nhân trung niên khoảng 50 tuổi, bà ấy hơi mập. Bà ấy cho hay huyết áp của mình luôn ở trong khoảng 200, con số này là rất cao, đã từng chữa trị theo Tây y nhưng không khỏi.
Sau khi tôi điều trị một khoảng thời gian thì huyết áp của bệnh nhân này đã giảm xuống còn 140~150. Bà ấy rất vui, nói với mọi người rằng bác sĩ Hồ đã chữa khỏi bệnh cao huyết áp của mình rồi. Tôi nói bà ấy đừng nói thế, không hẳn là do tôi chữa khỏi bệnh “cao huyết áp” của bà đâu. Sở dĩ hạ được huyết áp là vì bà thay đổi trạng thái của bản thân mình.
Bà ấy có tính khí thất thường và rất dễ nổi giận. Ban đầu khi chữa trị, tôi có yêu cầu bà ấy đầu tiên là đừng nổi giận nữa. Tôi kê toa thuốc bình ổn cảm xúc để giúp bà ấy cải thiện cảm xúc dễ nổi giận của mình. Một khoảng thời gian sau, huyết áp của bà ấy đã tự nhiên giảm xuống.
Thật ra thì rất đơn giản, là do cảm xúc gây ra bệnh cao huyết áp của bà ấy. Còn có một bệnh nhân khác, sau khi đi bệnh viện kiểm tra thì phát hiện bà có huyết áp cao tới 200, nhưng kỳ lạ là khi bác sĩ kê toa thuốc giảm huyết áp thì bà ấy lại cảm thấy cơ thể “vô cùng khó chịu”. Vì sao vậy? Điều này có thể là do mạch máu của bà ấy có chỗ bị tắc không thông, dẫn đến việc não hoặc các cơ quan khác không được cung cấp đủ máu và oxy.
Cơ thể chúng ta sẽ tự động tăng huyết áp để cung cấp máu lên não. Lúc này tuy dùng thuốc có thể làm giảm huyết áp, khiến chỉ số huyết áp trở về mức bình thường, nhưng não lại vẫn bị thiếu máu và oxy, điều này khiến cho vấn đề huyết áp không hề được giải quyết và áp lực máu cũng không đủ để cung cấp cho não, vì thế khiến bà ấy cảm thấy khó chịu."
Vậy thì cao huyết áp do những yếu tố nào gây nên?
Đọc thêm: 10 nguyên nhân chính khiến bạn tăng huyết áp
Khi người bệnh bị cao huyết áp, tôi thường hỏi họ, anh/chị có bị bệnh nào khác hay không? Hãy cho tôi biết những triệu chứng của căn bệnh đó. Sau đó, tôi sẽ xử lý dựa trên tất cả các triệu chứng, thường thì phương pháp này sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Dựa theo quan sát lâm sàng, đa phần người bệnh cao huyết áp có những triệu chứng như: mặt đỏ, cứng cổ, tim đập nhanh, cảm thấy buồn ngủ. Thế nhưng, “thiếu máu và thiếu oxy” cũng có những triệu chứng này. Vậy thì rốt cuộc cái nào là nguyên nhân, còn cái nào là kết quả? Khi mạch máu bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp, hay Đông y còn gọi là “ứ huyết khối”, máu không vận chuyển được lên não hoặc các cơ quan khác, gây thiếu oxy.
Lúc này, tim phải dùng lực mạnh hơn để đưa máu lên não, gan hoặc các bộ phận khác, do đó khiến huyết áp tăng cao. Ví dụ như ở cổ có động mạch cảnh, máu cần phải đi qua động mạch cảnh để lên đến não. Nhưng nếu có một nơi nào đó trên đường đi của động mạch cảnh bị tắc nghẽn, hay còn gọi là “nghẽn máu”, máu bị cản lại dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho não.
Vì vậy phải dùng lực mạnh hơn để máu đi vào, khiến huyết áp tăng cao. Đến khi não đã được cung cấp đủ máu, oxy và dưỡng chất thì huyết áp sẽ tự động giảm xuống. Thật ra đây là một loại khái niệm về “cân bằng”.
Trường kỳ phụ thuộc vào thuốc hạ huyết áp không giải quyết nguyên nhân căn bản, có thể sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn
Đây chính là sự hiểu lầm về “huyết áp” của mọi người.
*) Bài viết là ý kiến cá nhân của một chuyên gia về Đông Y. Vui lòng tham khảo khách quan và không tranh biện.
(Shop Sống Khỏe tổng hợp)
Vì sao nhân sâm Hàn Quốc cần đạt đủ 6 năm tuổi mới thu hoạch? |
Hướng dẫn xem thông tin sản phẩm thiên sâm Deadong |
Nguy cơ gãy xương ở phụ nữ sau tuổi 50 và và cách phòng ngừa |
Bị thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì? |
Tổng hợp các mẫu miếng dán giảm đau xương khớp Hàn Quốc và cách sử dụng |
Người bị thoái hóa xương khớp nên ăn gì? |
Những tác động tiêu cực của Cortisol đối với giấc ngủ và cách kiểm soát |
7 lợi ích tuyệt vời cho cơ thể khi bạn đi bộ bằng chân trần tiếp đất |
Những trường hợp dùng sâm có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa |