Tình trạng mất ngủ ở người trẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục

vào lúc 2023-04-06   12 View
Gần đây, số người phải đi khám bệnh về tình trạng mất ngủ đang gia tăng và chủ yếu là những người trẻ tuổi.

Tình trạng mất ngủ ở người trẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mất ngủ ở người trẻ tưởng chuyện bé nhưng chớ có coi thường. Mất ngủ là cơ thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc khiến bạn thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được, đây là một căn bệnh vô cùng phổ biến. Tình trạng này hiện đang xảy ra nhiều ở những người trẻ tuổi. Hãy cung theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về tình trạng mất ngủ ở người trẻ dưới đây bạn nhé!

Tình trạng mất ngủ ở người trẻ hiện nay

Theo BS. La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi như: áp lực về công việc, áp lực gia đình, công nghệ... Bên cạnh đó còn có áp lực học đường đối với những người còn đang đi học.

Theo phân loại của WHO, rối loạn giấc ngủ mà 2 tuần không điều chỉnh được là mất ngủ bệnh lý, còn dưới 2 tuần là mất ngủ nhất thời. BS. La Đức Cương cũng nhấn mạnh, muốn điều trị mất ngủ dứt điểm cần phải tìm được các nguyên nhân gây nên mất ngủ và xác định nguyên nhân chính.

Tình trạng mất ngủ ở người trẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mất ngủ ở người trẻ tưởng chuyện bé nhưng chớ có coi thường.

Mất ngủ là cơ thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc khiến bạn thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được, đây là một căn bệnh vô cùng phổ biến. Tình trạng này xảy ra nhiều ở người trung và cao tuổi. Nhưng bệnh mất ngủ ở người trẻ thì sao? Có thật sự đáng quan tâm?

Nếu việc mất ngủ không được khắc phục mà cứ diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến việc chúng ta bị mắc phải chứng bệnh rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, nó cũng là một nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến công việc, đời sống và cả sức khỏe của bản thân.

Nếu chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo thì đây cũng là một trong những nguyên nhân kéo năng lượng cơ thể và cả sức khỏe của chính chúng ta “tụt dốc” không ngừng.

Triệu chứng của tình trạng mất ngủ của người trẻ

Theo thống kê tại Bệnh viện Tâm thần TP. Hồ Chí Minh, có khoảng 25% số người trong độ tuổi từ 18-30 có dấu hiệu mất ngủ, khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém. Một người trong độ tuổi trưởng thành cần ngủ từ 7-8 tiếng/ngày, bên cạnh đó giấc ngủ cũng cần đảm bảo đủ sâu, liền mạch, sau khi thức dậy sẽ có cảm giác thoải mái, tràn đầy năng lượng cho một ngày mới.

Một số dấu hiệu mất ngủ ở người trẻ mà có thể bạn đang gặp phải bao gồm:

  • Trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay bị tỉnh giấc giữa đêm. Khi bị tỉnh giấc thì khó ngủ lại.
  • Thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi vào ban ngày, dễ cáu gắt, khó kiểm soát tâm trạng. Gây nên những ảnh hưởng về chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh.
  • Phải phụ thuộc vào thuốc ngủ hoặc rượu mới có thể ngủ được
  • Hay tỉnh giấc sớm vào buổi sáng

Những triệu chứng này gây ra nhiều vấn đề đến sức khỏe, cuộc sống và công việc, đặc biệt là khi tình trạng mất ngủ ở người trẻ kéo dài triền miên. Sẽ gây nên nhiều hệ lụy cho sức khỏe và chất lượng công việc cuộc sống hàng ngày.

Tình trạng mất ngủ ở người trẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân và tác hại mà mất ngủ của người trẻ gây nên

Nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ có thể khác nhau của mỗi người. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng mất ngủ thường xuyên ở người trẻ.

Áp lực công việc, học tập

Cuộc sống hiện đại buộc những người trẻ phải quay cuồng vào học tập và công việc. Áp lực từ bài thi, thời hạn quy định (deadline),... làm hệ thần kinh luôn ở trạng thái kích thích. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của chúng ta.

“Nghiện” thiết bị công nghệ – nguyên nhân gây mất ngủ hàng đầu ở giới trẻ

Người trẻ có thói quen sử dụng máy tính, điện thoại, hoặc trò chơi công nghệ... trước khi đi ngủ. Sóng điện thoại, máy tính là nguyên nhân gây hại cho hệ thần kinh, nhức mắt, mỏi mắt... dẫn tới mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ.

Tình trạng mất ngủ ở người trẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Không gian phòng ngủ

Không khí trong phòng chưa đủ thiếu lượng oxy cần thiết dẫn đến ngột ngạt và mất ngủ ở người trẻ tuổi.

Thói quen ăn uống

Thói quen ăn quá no và ăn quá trễ trước khi ngủ sẽ khiến chúng ta mất ngủ do cơ thể tăng cường làm việc để có thể tiêu hóa lượng thức ăn mà đã nạp vào.

Sử dụng chất kích thích

Sử dụng chất kích thích như: cà phê, trà, thuốc lá ngày càng phổ biến trong cuộc sống của giới trẻ. Những chất như nicotin, cafein trong các loại đồ uống này khiến bộ não tỉnh táo và không có cảm giác muốn ngủ. Sau đó, giấc ngủ sẽ bị rối loạn giờ sinh lý và gây ra chứng mất ngủ.

Mất cân bằng hưng phấn và ức chế

Người trẻ có một cuộc sống sôi động nên lịch sinh hoạt là không cố định. Thói quen ăn uống, học tập, nghỉ ngơi, ngủ nghỉ không khoa học, không theo giờ sinh học khiến rối loạn hormone. Điều này gây ra chứng mất ngủ ở người trẻ.

Ngoài ra, mất ngủ ở người trẻ tuổi còn do các bệnh thực thể. Các bệnh thần kinh, suy nhược cơ thể, bệnh dị ứng, xương khớp... có thể ảnh hưởng đến thần kinh và gây mất ngủ.

Tình trạng mất ngủ ở người trẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Những tác hại khôn lường của bệnh mất ngủ ở người trẻ

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đến sức khỏe tổng thể. Dù bạn bị mất ngủ bởi bất kỳ lý do gì thì cũng làm cho sức khỏe và cả tinh thân của bạn bị tổn hại nghiêm trọng.

Các biến chứng của chứng mất ngủ có thể bao gồm:

  • Giảm hiệu suất lao động, học tập
  • Có nguy cơ xảy ra tai nạn cao hơn do phản ứng chậm với các tác động ngoại cảnh
  • Dễ mắc các bệnh liên quan đến tâm lý như trầm cảm
  • Tăng cao nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng liên quan đến tim mạch, máu,…

Những tác hại mà mất ngủ gây ra cho người trẻ có thể khó thấy ngay được, nhưng về lâu về dài nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Cách trị mất ngủ ở người trẻ không cần dùng thuốc

Để cải thiện tình trạng mất ngủ ở người trẻ, bạn có thể tham khảo một số mẹo đơn giản sau:

  • Điều chỉnh lại nhịp sinh học của bản thân: Bởi vì nguyên nhân chủ yếu gây mất ngủ ở người trẻ là do lối sống chưa khoa học. Vì thế bạn nên điều chỉnh lại chu kỳ sinh học của cơ thể thông qua các việc làm như sắp xếp lại lịch làm việc, cố gắng đi ngủ trước 11 giờ đêm và ngủ từ 7-8 tiếng, hạn chế ngủ nướng vào ban ngày dù là ngày nghỉ…
  • Thư giãn tâm lý: Sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, bạn có thể thư giãn bằng cách tắm nước ấm, vận động giãn cơ, thiền… các công việc này sẽ giúp bạn thả lỏng tâm trí, cơ thể được thư giãn thoải mái hơn. Hãy cố gắng loại bỏ những áp lực trong cuộc sống, muộn phiền từ công việc ra khỏi đầu trước khi ngủ.
  • Sử dụng một số loại đồ uống giúp ích cho giấc ngủ, ví dụ như: Sữa ấm, các loại trà dễ ngủ (trà tâm sen, trà hoa cúc, trà đinh lăng…), uống đủ nước mỗi ngày.
  • Bổ sung vào thực đơn các món ăn dễ ngủ: Đây là những món ăn không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn giúp cải thiện giấc ngủ do có khả năng kích thích cơ thể sản xuất ra melatonin và serotonin.
  • Ngâm chân bằng thảo dược: Đây cũng là một cách chữa mất ngủ hiệu quả được nhiều người cao tuổi bị mất ngủ thường xuyên áp dụng. Cách này không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ mà còn góp phần xua tan mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả.
  • Tạo không gian ngủ theo sở thích của bạn: Tuy nhiên cần chú ý đến ánh sáng, nhiệt độ, sự thông thoáng của căn phòng, vì đây là những điều kiện cần thiết giúp bạn có một giấc ngủ ngon.
  • Dùng thực phẩm chức năng giảm mất ngủ hiệu quả: Bạn nên cân nhắc lựa chọn sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ để cải thiện giấc ngủ nhanh và hiệu quả hơn. Nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên để tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Mất ngủ ở người trẻ không phải là căn bệnh phổ biến nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Hy vọng bài viết này đã cung cấp được cho bạn thông tin hữu ích về bệnh này để giúp bạn tránh được những nguy hại mà căn bệnh này gây nên. Chúc các bạn sống khỏe sống vui!


Thực hiện bởi: Minh Anh

Chia sẻ với bạn bè


Bài viết liên quan