Mối quan hệ giữa khí sắc và ngũ tạng theo Đông Y

Đăng bởi Shopsongkhoe vào lúc 2019-12-21   165 View
Theo Đông Y, khí sắc và ngũ tạng có những điểm liên quan. Vậy những dấu hiệu và quan hệ này như thế nào?

Mối quan hệ giữa khí sắc và ngũ tạng theo Đông Y

Quan điểm đông y về khí sắc và ngũ tạng

Xét từ Đông y thời xưa, dung mạo, tư thái, thậm chí là thần chí, dáng vóc của một người đều là hiện tượng được phản ánh ra bên ngoài của lục phủ, ngũ tạng, kinh lạc và khí huyết.

Đông y quan niệm tạng phủ bao gồm một hệ thống từ các cơ quan tạng cho tới các mạch lạc và các tổ chức xung quanh, thường gọi là “lục phủ, ngũ tạng”. Hệ thống này là đảm bảo căn bản nhất cho hoạt động sống của sinh mệnh.

Mối Quan Hệ Giữa Khí Sắc Và Ngũ Tạng Theo Đông Y

Các bộ phận của con người lấy tạng phủ làm trung tâm, thông qua kinh mạch, khí huyết, dịch cơ thể và da, ngũ quan, râu tóc, tứ chi, huyệt vị trên cơ thể người cấu thành một thể hữu cơ hoàn chỉnh. Khí huyết của tạng phủ vượng, thì sắc da hồng nhuận, bóng bẩy, hệ cơ săn chắc, sung mãn, da tóc láng mượt. Vậy nên Đông y vô cùng coi trọng việc nuôi dưỡng tạng phủ, bổ khí ích huyết, khiến cơ thể khoẻ đẹp, dung nhan bền lâu.

Mối Quan Hệ Giữa Khí Sắc Và Ngũ Tạng Theo Đông Y

Mối quan hệ giữa khí sắc và ngũ tạng có thể thuyết minh một cách giản lược như sau:

Tạng Tâm (Tim)

Chức năng sinh lý của tim là động mạch chính, chủ quản về tinh thần, hợp nhất với kinh mạch trong cơ thể, tương thông với lưỡi, thể hiện trên khuôn mặt.

Sắc mặt tươi nhuận hay vàng vọt là phản ánh khí và huyết tại tim thịnh hay suy. Khí huyết của tim đầy đủ mới có thể khiến sắc mặt hồng nhuận, bóng láng. Nếu huyết tại tim không đủ, mạch cũng sẽ mất đi sự hưng vượng, sắc mặt nhợt nhạt, thậm chí vàng vọt. Khí của tim mà nhược, huyết không thông lên thì sắc mặt trắng bệch. Huyết vận hành không thông thuận, mạch bị ứ tắc, thì sắc mặt tím ngắt, vô hồn.

Mối Quan Hệ Giữa Khí Sắc Và Ngũ Tạng Theo Đông Y

Tạng Phế (Phổi)

Công năng sinh lý của phổi chủ trị về hô hấp, hợp với da, bắt đầu từ mũi, biểu hiện tại lông, tóc.

Phổi phân bố khí huyết và dịch cơ thể tới da và tóc, có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng và điều tiết sự đóng mở của các lỗ chân lông, điều tiết nhiệt độ bình thường trong cơ thể và chống những thứ tà từ bên ngoài xâm nhập. Khí tại phổi sung mãn, thì lông tóc bóng nhuận, lỗ chân lông đóng mở bình thường, nhiệt độ cơ thể bình ổn và không bị khí tà bên ngoài xâm chiếm. Nếu khí tại phổi hư nhược, lông tóc sẽ mất cân bằng về nhiệt độ và dinh dưỡng, sẽ bị khô và tiều tụy.

Mối Quan Hệ Giữa Khí Sắc Và Ngũ Tạng Theo Đông Y

Tạng Tỳ

Chức năng sinh lý của tỳ chủ quản về vận động, tiêu hoá, huyết thống, hợp nhất với hệ cơ, bắt đầu từ miệng, hoá tại môi.

Dinh dưỡng của toàn bộ hệ cơ trong cơ thể đều phải dựa vào tỳ phân bố và cấp dưỡng chất. Khí tỳ vận chuyển tốt thì thân thể khoẻ mạnh, hệ cơ săn chắc. Nếu tỳ vận chuyển không tốt, thì hệ cơ tiêu mòn, tứ chi mệt mỏi, thậm chí yếu nhược, vô dụng. Tỳ khí vận chuyển tốt thì sắc môi hồng nhuận, xinh đẹp. Nếu tỳ mất cân bằng thì khí huyết không đủ, sắc môi nhợt nhạt.

Mối Quan Hệ Giữa Khí Sắc Và Ngũ Tạng Theo Đông Y

Tạng Can (Gan)

Chức năng sinh lý của gan chủ về bài tiết, tàng huyết, hợp nhất với gân trong cơ thể, bắt đầu từ mắt, hoá tại móng.

Gân được gắn với các khớp của xương cốt, do sự căng trùng co giãn của gân, giúp các khớp trong toàn thân có thể vận động linh hoạt. Hơn nữa phải được huyết của gan làm ướt, nuôi dưỡng, mới có thể hoạt động và co giãn mạnh mẽ. Nếu huyết của gan không đủ, thì gân không được nuôi dưỡng, khiến việc vận động, co duỗi chậm chạp, thậm chí bị chuột rút, run rẩy, móng chân móng tay khô và biến dạng, thậm chí dễ bị nứt. Nếu huyết của gan sung mãn, hai mắt sáng tỏ lanh lợi. Huyết gan không đủ còn khiến hai mắt bị khô, nhìn không rõ. Gan bốc hoả thì mắt sưng đỏ, gan trúng gió độc thì mắt lác, thậm chí đồng tử treo ngược lên trên.

Mối Quan Hệ Giữa Khí Sắc Và Ngũ Tạng Theo Đông Y

Tạng Thận

Chức năng sinh lý của thận là chủ về tàng tinh, chủ về thuỷ, hợp nhất với xương cốt trong cơ thể, bắt đầu từ tai và tiền âm, hậu âm, kết thúc tại tóc.

Xương là chi và lưng của cơ thể, sự sinh trưởng, phát triển, tu bổ của hệ xương đều được nuôi dưỡng từ tinh của thận. Thận tinh sung mãn thì xương cốt rắn chắc, tứ chi nhẹ nhàng, mạnh mẽ, hành động nhanh nhẹn. Nếu tinh thận bất túc thì hệ xương phát triển không tốt, hoặc mềm yếu, cong giòn. Lưng không thể chống thẳng, chân yếu nhược vô lực.

Mối Quan Hệ Giữa Khí Sắc Và Ngũ Tạng Theo Đông Y

Răng cũng cần được tinh của thận nuôi dưỡng mới có thể săn chắc, kiên cố. Thận tinh không đủ thì răng của trẻ phát triển chậm, răng của người trưởng thành lỏng lẻo dễ rụng. Tóc của con người là biểu hiện bên ngoài của thận, đây là nơi thận tinh hoá thành huyết, tóc dẫn tinh huyết về nuôi dưỡng. Cho nên sự sinh trưởng và rơi rụng của tóc, độ bóng mượt và khô xơ, đen hay trắng đều có liên quan tới thận. Thận tinh sung mãn thì tóc tốt, đen nhánh; thận tinh hư nhược thì tóc khô, thưa, bạc và hay rụng.

Vậy nên theo Đông y, tướng mạo và tư thái của một người tốt hay xấu đều có liên quan mật thiết tới chức năng của nội tạng.

Tham khảo:


Thực hiện bởi: Đỗ Hồng

Tags

Chia sẻ với bạn bè


Bài viết liên quan