₫
Hiện có sản phẩm | Xóa giỏ hàng |
TỔNG TIỀN: | ₫ |
Thanh toán |
* Đơn hàng phải có giá trị ít nhất 50,000 VND !!
Mặc dù gan có khả năng tái tạo, nhưng nó cũng cần phải có sức khỏe tốt để làm điều đó. Biện pháp phổ biến nhất để duy trì sức khỏe cũng như chức năng gan là thông qua dinh dưỡng. Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất, đồng thời cũng là tuyến bộ phận lớn nhất trong cơ thể con người. Mỗi ngày, gan phải thực hiện hơn 500 nhiệm vụ thiết yếu để duy trì sức khỏe.
Gan là một phần của hệ tiêu hóa với một số chức năng phổ biến như:
Bên cạnh đó, gan là cơ quan duy nhất có khả năng tái tạo. Chức năng của gan là gì? Các chức năng của gan vẫn còn đang trong giai đoạn khám phá nên rất khó để có thể đưa ra con số chính xác về số lượng công việc mà gan phải làm mỗi ngày. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, hiện nay gan có thể thực hiện khoảng 500 vai trò riêng biệt.
6 chức năng chính của gan đó chính là Đào thải độc tố; Sản xuất mật; Lưu trữ các chất; Chuyển hóa chất; Tổng hợp các chất; Tham gia vào hệ miễn dịch. Từ những chức năng chính này, gan chính là cơ quan nội tạng đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Từ 6 chức năng chính của gan, có thể phân tích chi tiết như sau:
9. Gan Sản xuất albumin
10. Tổng hợp angiotensinogen
Do tầm quan trọng và các chức năng của gan, các tế bào của cơ quan này có thể tái sinh nhanh chóng, chỉ cần chúng vẫn còn khỏe mạnh. Theo các chuyên gia, gan là cơ quan nội tạng duy nhất có khả năng tái tạo, với số lượng mô lúc đó ít nhất là 25% so với số lượng ban đầu khi gan khỏe mạnh. Một trong những khía cạnh ấn tượng nhất của khả năng này là gan có thể phục hồi kích thước cũng như các chức năng của gan trước đó trong quá trình tăng trưởng. Ở người, quá trình tái tạo gan có thể diễn ra trong 8–15 ngày. Sau đó vài tuần, những mô gan mới được tái tạo hoàn toàn giống các mô ban đầu.
Các yếu tố tăng trưởng và cytokine là hai nhóm hợp chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào gan. Những hợp chất còn lại cũng có vai trò tương tự bao gồm:
Để duy trì chức năng của gan hoạt động ở mức tốt nhất, bạn cần hiểu được tầm quan trọng của chức năng gan và những tác nhân dễ làm lá gan của bạn tổn thương. Từ đó bạn thiết lập cho mình nhũng thói quen tốt để bảo vệ gan.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Một trong số những chức năng của gan là tiêu thụ chất béo. Việc bạn áp dụng chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ có thể khiến cơ quan này làm việc quá mức. Nếu kéo dài, sức khỏe gan sẽ bị tổn hại. Mặt khác, béo phì có mối liên hệ chặt chẽ đến bệnh gan nhiễm mỡ.
Hạn chế uống rượu: Uống quá nhiều rượu có nguy cơ gây ra bệnh xơ gan theo thời gian. Khi gan phân hủy rượu, nó sẽ tạo ra các hoạt chất độc hại, chẳng hạn như acetaldehyde và các gốc tự do dễ dàng tổn thương các tế bào khỏe mạnh.
Thận trọng khi sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc: Một số loại thuốc theo toa và thảo dược tự nhiên có thể phát sinh độc tố nếu kết hợp chung. Không những thế, uống thuốc bằng rượu gây áp lực đáng kể lên gan. Ví dụ, kết hợp rượu và acetaminophen có thể dẫn đến suy gan cấp tính. Bạn cần phải chắc chắn làm đúng theo hướng dẫn y khoa khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Đề phòng độc tố từ không khí: Nếu bạn dùng sơn hoặc sử dụng hóa chất tẩy rửa hoặc các loại thuốc trừ sâu và diệt cỏ mạnh, các khu vực này phải được lưu thông không khí tốt. Đặc biệt, bạn phải đeo khẩu trang khi sử các loại hóa chất này. Hóa chất dạng khí có thể tăng thêm áp lực giải độc ở gan vì chức năng của gan là xử lý bất kỳ độc tố nào xâm nhập vào cơ thể.
Quan hệ tình dục an toàn: Hiện nay, vắc xin viêm gan C vẫn chưa được hoàn thiện. Vì vậy, bạn cần cẩn thận khi quan hệ tình dục, xăm mình hoặc xỏ khuyên tránh lây nhiễm virus. Tránh tiếp xúc với máu và vi trùng Bạn nên tiếp nhận các dịch vụ chăm sóc y tế nếu vừa vô tình tiếp xúc với máu người khác. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý không dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân, chẳng hạn như bàn chải đánh răng hay khăn mặt.
Tham khảo:
Vì sao nhân sâm Hàn Quốc cần đạt đủ 6 năm tuổi mới thu hoạch? |
Hướng dẫn xem thông tin sản phẩm thiên sâm Deadong |
Nguy cơ gãy xương ở phụ nữ sau tuổi 50 và và cách phòng ngừa |
Bị thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì? |
Tổng hợp các mẫu miếng dán giảm đau xương khớp Hàn Quốc và cách sử dụng |
Người bị thoái hóa xương khớp nên ăn gì? |
Những tác động tiêu cực của Cortisol đối với giấc ngủ và cách kiểm soát |
7 lợi ích tuyệt vời cho cơ thể khi bạn đi bộ bằng chân trần tiếp đất |
Những trường hợp dùng sâm có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa |