Thế nào là Tạng Phủ? Học thuyết đông y về lục phủ - ngũ tạng

vào lúc 2023-12-07   442 View
Tạng Phủ là các tổ chức đám nhiệm chức năng khác nhau trong cơ thể con người. Tượng là biểu tượng hình thái bệnh lý của bệnh phản ánh ra ngoài cơ thể.

Thế nào là Tạng Phủ? Học thuyết đông y về lục phủ - ngũ tạng

Tạng phủ là gì?

Theo học thuyết Đông Y cơ bản, trong cơ thể người có Lục Phủ Ngũ Tạng.Trong đó, tạng là các bộ phận cơ thể có nhiệm vụ chuyển hoá và tàng trữ tinh, khí, thần, huyết, tân, dịch. Có 5 tạng: tâm (phụ là tâm bào lạc), can, tỳ, phế, thận

“Tượng” là biểu tượng của hình thái, sinh lý, bệnh lý của nội tạng phản ánh ra bên ngoài cơ thể. Vì thế quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động của nội tạng gọi là “tạng tượng”.

Nghiên cứu sự hoạt động nội tạng của cơ thể là dựa vào sự phát triển của giải phẫu học ở một mức độ nhất định. Giải phẫu học xưa đã có nguồn gốc rất sớm, các sách “tố vấn”, “linh khu” và Hải Thượng Lãn Ông đã ghi chép rất nhiều kiến thức nói về giải phẫu.

Nhưng học thuyết “Tạng Tượng” lại không hoàn toàn dựa vào giải phẫu học, nó là một thứ học thuyết theo sự chỉ đạo của quan điểm “Người và hoàn cảnh bên ngoài là một thể thống nhất” mà quan sát cẩn thận và nghiên cứu nhiều lần ở con người sống, đồng thời thông qua chứng nghiệm thực tiễn chữa bệnh lâu dài và dùng học thuyết âm dương ngũ hành để nói rõ thêm. Vì thế chúng ta cần phải có nhận thức về học thuyết “Tạng tượng” dưới đây:

Thế nào là tạng. Phủ.

  • Mỗi một tạng, không phải chỉ là thực chất cơ quan trong giải phẫu học mà chủ yếu bao gồm cơ năng hoạt động sinh lý của tạng đó và mối liên hệ hữu cơ giữa tạng đó với các tạng khác
  • Hệ thống hoạt động của tổ chức cơ quan dựa vào mối liên hệ lẫn nhau trong hoạt động sinh lý của các tạng mà phân chia ra
  • Học thuyết tạng tượng đã phản ánh đầy đủ sự thống nhất trong nội bộ cơ thể và sự thống nhất giữa cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài. Tính thống nhất này biểu hiện ở chỗ hoạt động sinh lý, bệnh lý của hệ thống ngũ tạng quan hệ với sự thay đổi của 5 mùa quan hệ lẫn nhau giữa các tạng phủ với các tổ chức phần ngoài cơ thể, với hoạt động tư duy của con người.

Học thuyết tạng tượng trong Đông Y

Nội dung của tạng tượng bao gồm: mọi tổ chức cơ quan và quy luật của chúng: tâm, can, tỳ, phế, thận, đờm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang, tâm bào, não, tủy, cốt mạch, tử cung, kinh lạc, khí huyết, đinh vệ, tinh khí thần, tân dịch cho đến da, lông, gân, thịt, móng, tóc, tai, mắt miệng, lưỡi, mũi, tiền âm, hậu âm.

Trong những tổ chức cơ quan này theo tính chất và công năng của chúng để phân loại, quy nạp, chia thành ngũ tạng (5 tạng), lục phủ, phủ kỳ hằng ngũ quan, cửu khiếu và tinh, khí, thần … Nhờ đó số nội tạng được sắp xếp có hệ thống tiện cho việc nhận thức và nắm vững vấn đề.

Phủ là các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hoá, hấp thụ, chuyển vận các chất từ đồ ăn uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài. Có 6 phủ: đởm, vị, tiểu đường, đại trường, bàng quang và tam tiêu.

Các tạng phủ đều liên quan đến nhau mật thiết, Các tạng phủ đều ứng với ngũ hành trong tự nhiên. Khi năm rõ nguyên lý tạng- tượng, ngũ hành   thì thực hành chẩn đoán và điều trị mới được tận gốc bệnh tật, Và mới ngăn ngừa bệnh tật đột nhập vào cơ thể có hiệu quả

Muốn hiểu sâu hơn về nguyên nhân bệnh và tại sao Vọng chẩn lại nhìn được những thay đổi từ tạng, phủ rất sớm nhanh và chính xác cần tìm hiểu rất kỹ về tạng phủ, học thuyết tạng tượng và tham gia khóa học Vọng Chẩn để có kỹ năng sâu hơn.


Thực hiện bởi: Hoan Lê

Tags

Chia sẻ với bạn bè


Bài viết liên quan