Thói quen sinh hoạt hữu ích cho những người bệnh mạch vành

vào lúc 2023-12-07   88 View
Những người bị bệnh mạch vành nên có thói quen sinh hoạt như nào để ổn định sức khỏe và đề phòng căn bệnh này.

Thói quen sinh hoạt hữu ích cho những người bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành hay hẹp mạch vành tim, bệnh động mạch vành, thiểu năng vành hoặc suy vành là tình trạng một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành (mạch máu nuôi cơ tim) bị hẹp. Kết quả là dòng máu về tim bị ngăn trở, tim không nhận đủ lượng máu cần thiết cho chính hoạt động của nó.

Bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất ngày nay và không ngừng gia tăng. Ước tính mỗi năm nó lấy đi tính mạng của hơn hai triệu người trên thế giới. Nếu nắm rõ thông tin về bệnh mạch vành bạn hoàn toàn có thể trì hoãn, đôi khi đảo ngược sự phát triển của bệnh và tự kéo dài tuổi thọ cho chính mình.

Bệnh mạch vành gồm những loại nào?

  • Phần lớn người bệnh mạch vành đều có xơ vữa động mạch - hiện tượng hình thành các mảng bám từ cholesterol, triglyceride, canxi và tế bào viêm trên thành mạch vành. Tuy nhiên,  một số vấn đề khác phát triển bên trong động mạch vành đều có thể gây nên sự thu hẹp mạch máu bao gồm: Bệnh mạch vành co thắt: thường khởi phát khi người bệnh căng thẳng, stress, tiếp xúc với không khí lạnh hoặc hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng chất kích thích, ma túy. Những tình trạng trên làm thu hẹp tạm thời 1 hoặc nhiều động mạch vành..
  • Bệnh mạch vành do các mảng xơ vữa: đây là trường hợp phổ biến kể trên. Các mảng bám này có thể là mảng bám cứng hay mềm.
  • Mảng xơ vữa cứng ổn định hơn nên khó bị nứt vỡ. Một số trường hợp người bệnh có mảng xơ vữa cứng gây tắc hẹp hơn 75% nhưng chưa cần làm phẫu thuật vì nguy cơ nứt vỡ tạo thành cục máu đông rất thấp. Ngược lại, mảng xơ vữa mềm lại rất dễ bị nứt vỡ tạo thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
  • Bóc tách động mạch vành tự phát: các lớp của thành mạch vành đột nhiên rách ra, khiến máu chảy một phần vào trong các khe này và bị giữ lại thay vì lưu thông toàn bộ qua mạch.

Nguyên nhân gây bệnh mạch vành

Nguồn gốc của bệnh mạch vành là do sự lắng đọng cholesterol trong máu, làm tổn thương lớp lót trên thành mạch (tế bào nội mạc) gây viêm mạn tính vị trí này. Phản ứng viêm khiến cơ thể huy động một lượng lớn tiểu cầu và các tế bào miễn dịch tập trung về đây để “làm liền” vết thương. Về sau, những tế bào này kết dính với cholesterol và canxi tạo nên các mảng xơ vữa trên thành mạch.

Các mảng xơ vữa tiếp tục phát triển dày lên theo thời gian, chúng có thể bong vỡ ra và tiếp tục làm tổn thương động mạch. Bên cạnh đó, mảng nứt vỡ còn lớn dần thành các cục máu đông cản trở dòng máu. Đến khi đủ lớn, nó sẽ làm tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành và gây ra cơn nhồi máu cơ tim.

Lớp nội mạc kể trên cũng có thể bị kích thích và không hoạt động đúng, khiến mạch vành bị co bóp bất thường làm động mạch thu hẹp hơn nữa

Chưa rõ những người nào sẽ mắc bệnh mạch vành. Nhưng những người có các yếu tố nguy cơ này có tỷ lệ mắc bệnh lớn hơn người khác: Hút thuốc lá, tuổi tác lớn, nam giới có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn nữ giới, tiền sử gia đình có người mắc bệnh mạch vành, mắc bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, ít vận động, cuộc sống căng thẳng lo âu kéo dài, đái tháo đường type 2 hoặc béo phì...

Các triệu chứng của bệnh tim mạch vành

Triệu chứng của bệnh mạch vành tim có thể khác nhau tùy từng người, nhưng phổ biến nhất là cơn đau thắt ngực.

Cơn đau ngực do hẹp mạch vành có những điểm rất đặc trưng như:

  • Kiểu đau: Bệnh nhân cảm thấy đau thắt ở ngực, lồng ngực bị đè nén như đang chịu một áp lực lớn. Đôi khi có thể là cảm giác đau âm ỉ hay nhói buốt, bỏng rát khiến họ rất khó chịu.
  • Vị trí: Cơn đau xuất hiện ở vùng ngực dưới xương ức, sau đó đau lan lên cổ, hàm, bả vai và hai cánh tay.
  • Tính chất: Tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn và số lượng động mạch vành bị hẹp mà cơn đau có thể nặng hoặc nhẹ. Thông thường, đau thắt ngực sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch vành. Trong trường hợp đã nghỉ ngơi và dùng thuốc nhưng cơn đau không thuyên giảm thì phải đưa đi cấp cứu ngay để phòng cơn nhồi máu cơ tim.

Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm cảm giác đầy bụng khó tiêu, ợ nóng, mệt mỏi, kiệt sức, buồn nôn/ nôn, bị chuột rút và khó thở. Những dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với bệnh trên đường tiêu hóa hay bệnh cúm, đặc biệt là ở phụ nữ.

Riêng một số người có thể không nhận thấy biểu hiện đau được gọi là thiếu máu cơ tim im lặng.

Bệnh mạch vành cấp và mạn tính nếu không có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

Nhồi máu cơ tim

Mảng xơ vữa lớn lên đến một lúc nào đó có thể bong tách khỏi thành mạch và lơ lửng trong dòng máu tạo thành cục máu đông. Nó kéo theo sợi đông máu cùng với tiểu cầu để phát triển kích thước, thậm chí đủ để bít kín mạch vành, ngăn chặn triệt để dòng máu.

Khi một động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim cấp. Người bệnh tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp lúc. Vì vậy phải hết sức lưu ý đến dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim sớm như: cảm giác lo lắng, bồn chồn không có nguyên do; sau đó là buồn nôn, nôn và buồn đi cầu, đổ mồ hôi lạnh, mặt tái mét, kèm theo khó thở, choáng váng; đến cuối cùng là cơn đau dữ dội ở ngực và lan ra nửa trên cơ thể.

Khi nhận thấy các dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh cần ngưng hoàn toàn các hoạt động thể lực và gọi cấp cứu ngay lập tức. Sau đó nhanh chóng nhai một viên as-pi-rin liều 300mg càng sớm càng tốt và đặt thêm một viên giãn mạch nitrogIycerin dưới lưỡi hoặc sử dụng dạng thuốc xịt vào miệng 1 – 2 lần. Việc xử trí và cấp cứu sớm trong giờ đầu tiên có ý nghĩa sống còn, giúp tăng khả năng sống sót cho người bệnh lên tới 96%.

Rối loạn nhịp tim

Khi tim không nhận đủ oxy, có thể làm rối loạn hoạt động của hệ thống điện tim, khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc hỗn loạn. Trong một số trường hợp, rối loạn nhịp tim có thể bị đe dọa tính mạng.

Suy tim

Cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng trong thời gian dài có thể giảm khả năng co bóp. Theo thời gian, sự suy yếu này không thể hồi phục và dẫn đến suy tim.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng, lịch sử mắc bệnh và những yếu tố nguy cơ mà người bệnh có. Sau đó là kiểm tra thể chất và thực hiện những xét nghiệm dưới đây:

  • Chụp mạch vành: sử dụng một ống thông có camera ở đầu vào mạch máu của tim để nhìn cận cảnh hơn. Đây được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh
  • Điện tâm đồ: gồm có điện tâm đồ thông thường hoặc khi người bệnh đang tập thể dục. Xét nghiệm này giúp đánh giá hoạt động điện do tim tạo ra khi nghỉ ngơi và khi hoạt động
  • Xét nghiệm máu: kiểm tra mỡ máu, dấu hiệu viêm… giúp ích cho việc điều trị
  • Siêu âm tim: đưa ra hình ảnh về cấu trúc của tim, hoạt động bơm và hướng của dòng máu
  • Chụp cắt lớp (vi tính hoặc cộng hưởng từ) cũng có thể được đề xuất để theo dõi cấu trúc cắt lớp của lồng ngực.

Những xét nghiệm này giúp bác sĩ đánh giá mức độ bệnh tim mạch vành, ảnh hưởng của nó đến chức năng của tim và hình thức điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh mạch vành

Không có cách nào để ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ mắc phải bệnh mạch vành. Tuy nhiên, người bệnh có thể thiết lập một lối sống lành mạnh nhằm giảm thiểu tỷ lệ gặp phải. Cụ thể là:

Tăng cường tập luyện thể dục

Trái tim cũng là cơ bắp nên khi được tập thể dục, tim sẽ khỏe mạnh hơn, có thể bơm máu nhiều hơn đi nuôi cơ thể mà ít phải gắng sức.

Người lười vận động có nguy cơ bệnh tim cao gấp đôi người khác. Vì vậy, nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện bất kỳ môn thể thao nào mà bạn yêu thích. Nó không chỉ giúp máu lưu thông tốt hơn mà còn duy trì cân nặng khỏe mạnh làm giảm nguy cơ huyết áp cao và cholesterol cao.

Có một chế độ ăn cân bằng

Một chế độ ăn uống cho người bệnh mạch vành cần hiện diện đầy đủ cả tinh bột, chất xơ, chất đạm và chất béo lành mạnh. Đồng thời, người bệnh cần hạn chế lượng muối ăn hàng ngày, vì ăn quá mặn sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao; giảm bớt lượng đường vì nó làm tăng nguy cơ đái tháo đường. Một số chất béo xấu như thịt mỡ, xúc xích, bơ, kem, phô mai, bánh quy, dầu dừa và dầu cọ cũng cần phải hạn chế, thay vào đó hãy tích cực bổ sung cá, bơ trái, các loại hạt béo, dầu thực vật nói chung.

Nếu bạn đang uống rượu, phải giới hạn hãy hạn chế nó ở dưới mức khuyến cáo vì nó có thể làm tăng nguy cơ đau tim. Dưới đây là một số khuyến cáo dành cho bạn:

  • Nam giới và phụ nữ được khuyên không nên uống thường xuyên hơn 14 ly rượu mỗi tuần
  • Chia đều đồ uống của bạn trong thành 3 ngày trở lên nếu uống 14 ly mỗi tuần

Cai thuốc lá

Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ làm cho thành mạch máu dễ bị tổn thương và  là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp tắc hẹp mạch vành ở những người dưới 50 tuổi.

Hãy lưu ý rằng ngoài việc bỏ hút thuốc, bạn còn nên tránh xa khói thuốc lá nữa nhé!

Bệnh mạch vành

Giảm căng thẳng

Áp lực trong cuộc sống là điều khó có cách nào tránh khỏi được. Nhưng chính là một trong những yếu tố nguy cơ gây hại cho tim vì  chúng kích hoạt cơ thể sản xuất nhiều gốc tự do hơn, đẩy mạnh quá trình stress oxy hóa và khiến mạch máu dễ bị tổn thương.

Vì vậy, bạn nên sắp xếp công việc để có thời gian nghỉ ngơi, suy nghĩ tích cực và tìm cách giảm stress ngay khi nó bắt đầu.

Kiểm soát tốt các bệnh lý huyết áp, tiểu đường

Người bị tăng huyết áp, tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn bình thường. Vì vậy  hiện chế độ ăn ít chất béo xấu, ít muối, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát cân nặng, huyết áp và dùng thuốc huyết áp, tiểu đường theo chỉ định.

Lưu ý rằng huyết áp mục tiêu mà bạn cần đạt được là dưới 140/90mmHg. Nếu bị huyết áp cao bạn cần phải theo dõi chỉ số thường xuyên. Nếu bạn bị tiểu đường mức huyết áp này là dưới 130/80mmHg.

Điều trị bệnh tim mạch vành

Cách điều trị bệnh mạch vành có thể thay đổi tùy theo mức độ của bệnh. Khi còn nhẹ và chưa có triệu chứng thì chỉ cần điều chỉnh lối sống và theo dõi thường xuyên là đủ. Nhưng khi hẹp trung bình kèm dấu hiệu khó chịu, người bệnh cần được kê thêm thuốc điều trị. Đến khi hẹp nặng trên 70% hay có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao thì phẫu thuật là điều rất cần thiết.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc cũng sẽ thay đổi giữa các bệnh nhân, một phần vì mức độ hẹp mạch máu và sự đáp ứng thuốc của họ khác biệt. Một phần nữa là vì họ có những bệnh lý nền tảng không giống nhau. Về cơ bản sẽ có những loại phổ biến sau:

  • Thuốc hạ mỡ máu: là nhóm thuốc giúp làm giảm nồng độ cholesterol máu và có tác động tốt đến điều trị bệnh mạch vành, hạn chế sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch.
  • Thuốc chống đông liều thấp giúp làm giảm đông máu, giảm nguy cơ đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
  • Thuốc chẹn beta, chất ức chế men chuyển ACE và thuốc chẹn kênh canxi giúp giảm huyết áp, giảm áp lực lên tim và giảm nhịp tim.
  • Thuốc giãn mạch giúp giảm nhanh biểu hiện đau thắt ngực bằng cách làm giãn các động mạch vành.

Điều trị bệnh mạch vành là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì và có giải pháp điều trị dài hạn. Bên cạnh thuốc điều trị, sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có thành phần là các thảo dược tự nhiên như Đan sâm và Hoàng đằng sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch, cải thiện lưu lượng máu đến tim, nhờ đó giảm đau thắt ngực và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả. Tại Việt Nam, các thành phần thảo dược trên đã giúp người bệnh chung sống khỏe mạnh với hẹp mạch vành. Đây cũng là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành đầu tiên ở Việt Nam có kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí quốc tế (tạp chí Khoa học toàn cầu của Canada).

Nong mạch và đặt stent mạch vành

Nong mạch vành là phương pháp can thiệp truyền thống dành cho bệnh mạch vành tắc hẹp nặng. Bác sĩ sử dụng một ống thông mềm có kèm bóng nong ở đầu đưa vào mạch máu thông qua tĩnh mạch đùi hay cánh tay. Khi đến vị trí mạch vành đang tắc hẹp, bóng cao su bơm lên để nén mảng xơ vữa lại. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, bóng được làm xẹp xuống và đưa ra ngoài.

Nếu tỷ lệ tái hẹp sau khi nong mạch quá cao, người bệnh sẽ được chỉ định đặt stent, giúp giảm tỷ lệ hẹp mạch vành xuống chỉ còn tối đa 20%.  Một khung lưới nhỏ sẽ được đặt vào vị trí vừa nong mạch để giữ cho mạch máu rộng mở. Stent gồm có stent khung kim loại trần, stent kim loại phủ thuốc chống tái hẹp và stent polymer tự tiêu. Hiện đang dùng phổ biến nhất là stent phủ thuốc, hạn chế nguy cơ hẹp mạch máu xuống 5%. Stent tự tiêu có nhiều ưu việt hơn như không để lại sẹo, ít tổn thương mạch vành, ít tái hẹp nhưng giá thành còn cao.

Phẫu thuật bắc cầu

Hai can thiệp nội soi kể trên có tỷ lệ rủi ro thấp nhưng không phải trường hợp nào cũng áp dụng được. Chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường, hẹp nhiều vị trí, hẹp ở mạch máu nhỏ hay vùng ngã 3 mà stent không làm được.

Phương pháp mổ bắc cầu động mạch có thể giải quyết những vấn đề này. Bác sĩ sẽ mở lồng ngực của người bệnh, lấy một đoạn mạch máu tại vị trí khác trên cơ thể và tạo con đường dẫn máu mới đi tắt qua chỗ tắc hẹp. Tuy nhiên, do là mổ hở nên nguy cơ tử vong cao hơn nong mạch và đặt stent.

Ngoài ra còn có phẫu thuật laser tạo những lỗ siêu nhỏ trên bề mặt của tim, tạo ra các kênh tưới máu mới cung cấp oxy cho tim.

Trường hợp cuối cùng là khi tất cả các biện pháp trên không hiệu quả, bệnh nhân cần được thay thế trái tim mới từ người hiến tặng phù hợp để có thể tiếp tục sống.

Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh mạch vành

Về cơ bản, thực đơn cho người bệnh mạch vành cũng tương tự như việc ăn uống giúp phòng ngừa bệnh. Chế độ ăn uống nên cân đối, giảm mặn thêm đắng, giảm bớt tinh bột, tăng cường chất xơ.

Người bệnh mạch vành nên ăn gì?

Dựa trên nguyên tắc giảm muối, giảm đường, giảm nguồn mỡ xấu và tăng nguồn chất béo bão hòa, bạn có rất nhiều cách để thêm thực phẩm lành mạnh vào trong thực đơn:

  • Bắt đầu ngày mới với ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như yến mạch, bánh mì đen, các loại đậu, cơm gạo lứt… và trái cây
  • Hãy nghĩ về ngũ cốc và rau quả là món ăn chính của mình trong bữa trưa và tối. Nếu đang ăn chủ yếu là thịt, hãy thêm một món salad trộn hoặc rau vào dĩa đồ ăn.
  • Thêm đậu các loại, xà lách xanh vì chúng được chứng minh giúp giảm mức cholesterol trong máu.
  • Uống sữa ít hoặc không béo, kể cả là sữa chua và phô mai cũng thế
  • Trung thành với sản phẩm đậu nành, đây là nguồn đạm từ thực vật cực kỳ lành mạnh
  • Tráng miệng bằng trái cây sống hoặc nấu chín với sữa chua ít béo
  • Chỉ ăn một ít dầu, dùng dầu oliu hoặc canola thay vì dầu ngô, dầu đậu phộng và bơ thực vật. Dầu oliu và canola có nhiều chất béo không bão hòa đơn, làm giảm mỡ xấu
  • Chỉ ăn một lượng nhỏ món tráng miệng và kẹo
  • Ăn một đến hai bữa cá hoặc hải sản mỗi tuần.
  • Nấu ăn với tỏi, gia vị này làm giảm mỡ máu và huyết áp
  • Ăn lượng vừa phải các loại hạt giàu chất béo như hạnh nhân, hồ đào, hạt điều, óc chó và hạt macca. Bạn có thể ăn mỗi bữa 1 thìa hạt béo.

Người bệnh mạch vành không nên ăn gì?

Để giữ gìn sức khỏe nói chung, nên dung nạp chất béo tốt, và loại trừ tất cả thực phẩm giàu chất béo xấu đều không nên đưa vào thực đơn.

  • Khoai tây chiên và các loại đồ ăn nhanh tương tự
  • Bơ, phô mai hoặc nước sốt kem
  • Thực phẩm chiên hay xào
  • Sữa nguyên chất
  • Thịt xông khói, xúc xích và nội tạng của động vật
  • Lòng đỏ trứng
  • Bánh ngọt, bánh rán, bánh kem, bánh quy…
  • Mỡ và da của động vật.

Bên cạnh đó cần lưu ý thêm là hãy cố gắng tự chế biến đồ ăn tại nhà, nướng, luộc và hấp thay vì chiên xào hay nướng. Các thực phẩm tự nhiên giàu chất dinh dưỡng lành mạnh cũng nên được lưu tâm.

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với lối sống khoa học, sẽ giúp người bệnh có được một cuộc sống khỏe mạnh và phòng tránh được các rủi ro từ bệnh mạch vành.

*) Các thông tin về y khoa chỉ có tính chất tham khảo.

( Shopsongkhoe tổng hợp )


Thực hiện bởi: Nguyễn Long

Tags

Chia sẻ với bạn bè


Bài viết liên quan