₫
Hiện có sản phẩm | Xóa giỏ hàng |
TỔNG TIỀN: | ₫ |
Thanh toán |
* Đơn hàng phải có giá trị ít nhất 50,000 VND !!
Thói quen ngủ quá ít có thể để lại nhiều hậu quả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nhưng không có nghĩa là bạn ngủ nhiều thì sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe. Bạn nên biết những tác hại của ngủ nhiều để điều chỉnh lại thời gian ngủ hàng ngày nhằm có sức khỏe tốt hơn nhé.
Ngủ nhiều có tốt không? Thực tế ngủ nhiều không chỉ gây ảnh hưởng đến não bộ của bạn mà còn khiến bạn gặp vấn đề về tim mạch, tiểu đường, huyết áp… Hãy cùng SSK tìm hiểu 10 tác hại của ngủ quá nhiều dưới đây để điều chỉnh lại đồng hồ sinh học và có thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn nhé.
Bạn ngủ nhiều sẽ khiến chất béo tích tụ trong cơ thể không được đào thải ra ngoài nên làm bạn dễ tăng cân. Khi bạn tăng cân, bạn có thể gặp một số hậu quả như đau nửa đầu, ăn không ngon miệng, khó thụ thai, cơ thể đau nhức, tăng mức cholesterol trong máu… Hơn thế nữa, dù bạn có thực hiện chế độ ăn kiêng hay tập thể dục thì cũng trở nên vô ích khi tăng cân do ngủ nhiều. Một nghiên cứu đã chứng minh những người ngủ hơn 10 giờ mỗi đêm có xu hướng bị béo phì cao hơn 21% những người ngủ 7 – 8 giờ trong khoảng thời gian 6 năm.
Bạn sẽ có nguy cơ bị đau nửa đầu hoặc đau đầu khi ngủ quá nhiều. Người ta thường gọi hiện tượng này là “đau đầu cuối tuần” bởi cho rằng nó được gây ra bởi sự gián đoạn về mức độ dẫn truyền thần kinh như serotonin. Tương tự như vậy, ngủ trưa quá nhiều cũng khiến bạn khó để có giấc ngủ ngon vào buổi tối nên dễ gặp chứng đau đầu vào buổi sáng. Như vậy, ngủ trưa bao nhiêu là đủ? Theo Healthline, bạn chỉ cần chợp mắt buổi trưa từ 1 – 2 giờ trong thời gian 10 – 20 phút là có thể tỉnh táo vào buổi chiều. Nếu bạn ngủ trưa quá 30 phút thì khi tỉnh lại sẽ dễ bị uể oải và mệt mỏi hơn nhiều và ngủ sau 3 giờ thì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối.
Nếu bạn bị đau lưng thì ngủ nhiều sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Bạn nằm ngủ trong một thời gian dài ở một vị trí sẽ gây ra tình trạng cứng cơ và làm đau nhức người thêm. Bác sĩ thường khuyên những người bị đau lưng nên hoạt động thể chất nhẹ và ngủ trong thời gian tối thiểu để dành thời gian cho việc tập thể dục.
Tác hại của ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của não bộ. Điều này sẽ làm bạn kém tập trung, làm suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các công việc hàng ngày thậm chí khiến bạn tăng rủi ro mắc bệnh về tâm lý.
Đọc thêm: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi bị mất ngủ dài ngày
Một nghiên cứu được công bố trên trang American Sleep Association đã cho thấy những người ngủ 9 – 11 giờ mỗi đêm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên tới 28%. Ngoài ra, tác hại của ngủ nhiều còn khiến bạn tăng nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch tới 34%. Bên cạnh đó, ngủ quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn kết hợp với lối sống ít vận động và tăng cân khiến bạn có rủi ro mắc bệnh tiểu đường tuýp II.
Rối loạn nhịp sinh học xảy ra khi đồng hồ sinh học của cơ thể bạn không đồng bộ với lịch trình thời gian ngày và đêm tự nhiên. Những rối loạn này có thể sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm nhưng lại dễ buồn ngủ vào ban ngày. Bạn có thể khôi phục nhịp sinh học của mình bằng cách không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, tạo không gian phòng ngủ thoải mái, lưu ý về chế độ ăn cũng như xây dựng thói quen tập thể dục.
Trong khi rối loạn giấc ngủ và trầm cảm thường đi đôi với nhau thì tác hại của ngủ nhiều đã được chứng minh là ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi bệnh. Nhìn chung, những người ngủ hơn 10 giờ mỗi đêm thường có điểm số đo lường sức khỏe tâm trạng thấp hơn so với những người ngủ đủ giấc. Vì thế, bạn nên xây dựng thói quen ngủ lành mạnh để giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm.
Tình trạng ngủ ít có thể khiến bạn mệt mỏi là điều hiển nhiên nhưng tại sao ngủ nhiều cũng khiến bạn mệt mỏi? Điều này là do ngủ nhiều sẽ khiến bạn thức giấc thường xuyên hơn nên bạn ít có thời gian nghỉ ngơi trong lúc ngủ. Cơ thể mệt mỏi vào ban ngày có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của bạn như làm thay đổi tâm trạng, giảm khả năng nhận thức và khiến bạn dễ gặp tai nạn.
Sự giải phóng hormone bao gồm cả khả năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi lịch trình thức giấc của bạn. Phụ nữ ngủ quá nhiều khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm có khả năng thụ thai thấp hơn 43% so với những người ngủ với thời gian hợp lý. Trong khi đó, những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm lại tăng hiệu quả thụ tinh trong ống nghiệm tới 46%.
Đọc thêm: 10 thói quen khi ngủ khiến bụng của bạn càng ngày càng béo ra
Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa việc bạn thường xuyên ngủ quá nhiều và nguy cơ tử vong sớm. Trong khi nguyên nhân của mối quan hệ này vẫn chưa được biết chính xác thì nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của ngủ nhiều làm bạn dễ bị viêm. Ngoài ra, những yếu tố góp phần khiến một người tử vong sớm do ngủ nhiều là vì tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì. Khi biết được tác hại của ngủ nhiều thì bạn chỉ nên xây dựng thói quen ngủ mỗi ngày từ 7 – 9 giờ đối với người trưởng thành và từ 7 – 8 giờ đối với người trên 65 tuổi để không làm hại sức khỏe.
Tác hại của ngủ nhiều có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Vì thế, bạn nên bắt đầu thói quen đi ngủ sớm vào mỗi tối và đặt báo thức dậy sớm vào sáng hôm sau để có thói quen ngủ lành mạnh. Sau đó, bạn hãy ăn sáng nhẹ và tập thể dục mỗi ngày để cơ thể minh mẫn vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào mỗi tối. Bên cạnh đó, bạn cũng tránh ngủ quá nhiều vào ban ngày để đồng hồ sinh học của cơ thể luôn khoa học nhé.
Ngoài ra, Shop Sống Khỏe đề cử một số sản phẩm bổ sung giúp hỗ trợ giấc ngủ sau đây, tùy thuộc cơ địa, thể trạng và tình trạng mất ngủ bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp. Hoặc vui lòng liên hệ số Hotline để được tư vấn kỹ chi tiết:
(Shop Sống Khỏe tổng hợp)
Những tác động tiêu cực của Cortisol đối với giấc ngủ và cách kiểm soát |
7 lợi ích tuyệt vời cho cơ thể khi bạn đi bộ bằng chân trần tiếp đất |
Những trường hợp dùng sâm có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa |
Các món ăn và bài thuốc hay từ Đông trùng hạ thảo được lưu truyền |
Phụ nữ có hormone mạnh thường có những đặc điểm nào? |
Hướng dẫn sử dụng combo tinh chất Hồng sâm và Nấm linh chi |
Ginsenosides hoặc saponins triterpenoid là chất gì? |
Sống Khỏe nghĩa là gì? những bí kíp đơn giản để Sống Khỏe |
Nên tặng quà gì cho sếp nữ? Cách lựa chọn quà tặng sếp nữ phù hợp |