₫
Hiện có sản phẩm | Xóa giỏ hàng |
TỔNG TIỀN: | ₫ |
Thanh toán |
* Đơn hàng phải có giá trị ít nhất 50,000 VND !!
Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn cơ thể khỏe mạnh cho chúng ta. Thận là một phần của đường tiết niệu, có nhiệm vụ lọc máu, chất thải được truyền ra ngoài chính là nước tiểu.
Nếu đã từng bị sỏi thận, bạn sẽ nhận thức rõ về việc bảo vệ thận cần thiết như thế nào. Trong người có một “hòn đá gây đau đớn” là cảm giác vô cùng khó chịu. Ung thư thận gây ra khoảng 14.000 ca tử vong hàng năm với 63.990 trường hợp mới được chẩn đoán mỗi năm.
Theo đông y, thận chủ xương khớp, thận chủ khí. Do đó dưỡng thận, bổ thận giúp cơ thể khỏe mạnh, dương khí dồi dào, xương khớp chắc khỏe.
Để giúp thận hoạt động một cách khỏe mạnh, bạn hãy chăm chỉ thưởng thức các món đồ uống sau đây:
Nhắc đến bồ công anh mọi người thường nghĩ đến các câu chuyện cổ tích ‘hoa bay trong gió’, nhưng thực ra thì đây là một loại thực phẩm rất lành mạnh và hữu dụng. Toàn bộ cây bồ công anh đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, đặc biệt tốt cho thận của chúng ta. Không chỉ giúp lọc sạch thận, còn giúp kháng viêm và hỗ trợ trong quá trình điều trị các bệnh về thận.
Trà bồ công anh là một nguồn dồi dào vitamin A, B-phức hợp, C, D, sắt, kali và kẽm. Trà bồ công anh hoạt động như một chất xúc tác làm lợi tiểu và thay thế kali bị mất trong nước tiểu. Bồ công anh được sử dụng rất nhiều trong các loại thuốc của người Mỹ để điều trị bệnh thận. Nó như một chất chống viêm và làm tan sỏi thận.
Trà bồ công anh chỉ nên dùng trong một tháng tại một thời điểm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Nước ép củ cải đường là chất làm sạch thận tuyệt vời và đồng thời cải thiện sức khỏe gan của bạn. Nước ép củ cải chứa đầy chất chống oxy hóa loại bỏ các gốc tự do và làm tăng độ axit trong nước tiểu, Điều này giúp loại bỏ canxi, làm giảm cơ hội phát triển sỏi thận.
Nước ép củ cải đường giúp làm sạch máu của bạn, hỗ trợ một phần công việc của thận. Bạn có thể làm nước ép củ cải đường với nhiều thành phần hỗ trợ như chanh, gừng, húng quế, dưa hấu…
Gừng là một loại gia vị có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Gừng giúp loại bỏ các gốc tự do và giảm viêm liên quan đến bệnh thận. Để làm trà gừng, bạn hãy nướng gừng chưa gọt vỏ rồi cho vào nước nóng, đậy nắp trong 5 phút rồi mang ra thưởng thức.
Nếu cần ngọt, bạn nên cho một chút mật ong chứ đừng nên cho đường. Trà gừng sẽ giúp làm dịu cơn ho, làm dịu dạ dày khó chịu (có thể với người đang ốm nghén). Nó cũng có công dụng làm giảm mức cholesterol và chống nhiễm trùng.
Cây tầm ma từ lâu đã được sử dụng để chữa bệnh trong y học cổ truyền. Cây tầm ma có công dụng giảm viêm và có nhiều chất chống oxy hóa.
Cây tầm ma được sử dụng để điều trị bệnh thận ở một số nước châu u vì nó là một loại thuốc lợi tiểu. Cây tầm ma giúp loại bỏ vi khuẩn từ đường tiết niệu. Tuy nhiên cây tầm ma không tốt cho phụ nữ mang thai và có thể gây dị ứng.
Công dụng làm sạch gan và giảm chất béo của chanh đã nổi tiếng từ lâu, nhưng bạn có biết loại quả thông dụng này còn tốt cho cả thận? Nước chanh và cam có chứa citrate giúp loại bỏ canxi gây sỏi, do đó ngăn ngừa sự phát triển của bệnh sỏi thận.
Bạn nên tự vắt chanh tại nhà vì nước đóng hộp sẽ chứa rất nhiều đường, quá trình thanh trùng cũng làm mất hết các chất dinh dưỡng.
Nước ép nam việt quất là một thức uống hiệu quả đối với người bị nhiễm trùng bàng quang. Vì được lọc qua thận trước tiên, nước ép nam việt quất sẽ giúp thận khỏe mạnh. Nhiễm trùng bàng quang và đường tiết niệu gây ra nhiều cảm giác khó chịu, đau đớn, thậm chí gây tử vong.
Nước ép nam việt quất cũng có thể ngăn ngừa sỏi thận. Bạn nên tự làm nước ép ở nhà, pha loãng với nước (vì kết cấu nam việt quất khá đặc), không nên mua đồ đóng hộp hoặc pha chế thành cocktail.
Củ nghệ có khả năng kháng viêm rất tốt bởi nó có chứa chất curcumin cung cấp các đặc tính chống viêm. Nó cũng có lợi cho việc chống lại bệnh thận và nguy cơ mắc sỏi thận. Bạn có thể cho nghệ vào các món ăn trong ngày như cà ri, món hầm, món nướng…
Nếu muốn pha trà, bạn hãy cho một muỗng cà phê bột nghệ vào nước sôi, đun nhỏ lửa trong 10 phút, thêm một chút nước chanh (và một nhúm hạt tiêu đen) rồi thưởng thức. Tuy nhiên, dùng nghệ quá liều sẽ gây ảnh hưởng ngược cho sức khỏe của bạn.
Muốn biết chính xác mình có thể dùng lượng nghệ bao nhiêu để không “lợi bất cập hại”, hay mình có thuộc nhóm bị khuyến cáo không dùng nghệ hay không, bạn cần đi khám và làm theo lời khuyên của bác sĩ.
Tham khảo:
Shop Sống Khỏe tổng hợp
Bị thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì? |
Tổng hợp các mẫu miếng dán giảm đau xương khớp Hàn Quốc và cách sử dụng |
Người bị thoái hóa xương khớp nên ăn gì? |
Những tác động tiêu cực của Cortisol đối với giấc ngủ và cách kiểm soát |
7 lợi ích tuyệt vời cho cơ thể khi bạn đi bộ bằng chân trần tiếp đất |
Những trường hợp dùng sâm có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa |
Các món ăn và bài thuốc hay từ Đông trùng hạ thảo được lưu truyền |
Phụ nữ có hormone mạnh thường có những đặc điểm nào? |
Hướng dẫn sử dụng combo tinh chất Hồng sâm và Nấm linh chi |