1 bắp ngô có bao nhiêu calo? Ăn ngô có giảm cân không?

vào lúc 2023-03-29   42 View
1 bắp ngô bao nhiêu calo? Ăn ngô có giảm cân không? Đọc ngay bài viết dưới đây để nhận câu trả lời chi tiết nhất.

1 bắp ngô có bao nhiêu calo? Ăn ngô có giảm cân không?

1. bắp ngô bao nhiêu calo? Câu trả lời chính xác nhất

Ngô (hay còn được gọi là bắp) là món ăn phổ biến và được yêu thích bởi nhiều người. Tại Việt Nam, ngô được trồng ở khắp cả nước, không chỉ có ý nghĩa trong ẩm thực mà ngô còn được dùng nhiều cho chăn nuôi.

Mỗi bắp ngô sẽ có trọng lượng khác nhau dẫn đến lượng calo cung cấp sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu, hàm lượng calo có trong 100 gr hạt ngô chứa 177 calo. Hơn nữa, calo và tinh bột trong ngô không thua kém bao nhiêu so với 1 bát cơm trắng.

Bên cạnh đó, ngô được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tùy vào cách chế biến mà lượng calo trong ngô sẽ có sự chênh lệch.

1 bắp ngô nếp bao nhiêu calo?

  • Thực chất thành phần các loại ngô không khác nhau nhiều với 1 bắp ngô nếp chứa khoảng 177 calo.
  • Lượng calo có trong ngô không quá cao. Nhưng món ngô nướng mỡ được cho rằng chứa khoảng 220 calo. Vì món ăn này có thêm lượng dầu mỡ khiến lượng calo tăng cao.

1 bắp ngô ngọt bao nhiêu calo?

  • Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng 1 bắp ngô ngọt có khoảng 85,6 calo. Như vậy, nếu sợ béo, bạn vẫn có thể ăn ngô ngọt để thỏa mãn sự yêu thích với món ăn này.

Thành phần dinh dưỡng 1 bắp ngô

Ngô là thực phẩm có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể con người. Ngoài việc chứa hàm lượng nước lớn, chất xơ cũng là 1 trong những thành phần chính có trong loại bắp này.

Chất xơ

  • Các loại ngô khác nhau cũng sẽ có những hàm lượng chất xơ khác nhau, thông thường trong khoảng 9 – 15%.
  • Các loại chất xơ chủ yếu trong ngô là chất xơ không hòa tan, như hemicellulose, cellulose và lignin. Ngô nguyên hạt có chứa hàm lượng xơ lớn hơn các dạng ngô đã chế biến.

Carb

  • Giống như tất cả các loại hạt ngũ cốc, ngô chủ yếu bao gồm carb, chủ yếu là tinh bột, chiếm 28-80% trọng lượng khô. Ngoài tinh bột, trong ngô cũng chứa một lượng nhỏ đường (1-3%)
  • Ngô ngọt (hay còn gọi là ngô đường), là một loại có chứa cực ít tinh bột (28%) và có hàm lượng cao đường (18%) mà chủ yếu là sucrose.
  • Mặc dù ngô ngọt có hàm lượng đường tương đối nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, không gây lượng đường huyết tăng nhanh, bởi chúng không phải là loại thực phẩm có chỉ số glycemic cao,

Protein

  • Protein là một thành phần dưỡng chất không thể thiếu trong ngô.
  • Mỗi giống ngô khác nhau, hàm lượng protein cũng sẽ có sự chênh lệch (lượng protein nằm trong khoảng 10-15%). Trong đó, hàm lượng protein cao nhất chiếm 44-79% tổng hàm lượng protein có trong loại bắp này là zeins.

Dầu ngô

Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàm lượng chất béo của ngô nằm trong khoảng từ 5-6%. Do vậy, đây là một trong những loại thực phẩm ít chất béo được ưa chuộng. Nhưng, người ta cũng phát hiện ra hàm lượng chất béo cực cao có trong mầm ngô được một số người ứng dụng sử dụng trong nấu ăn thay thế cho các loại dầu ăn từ thực vật khác.

Dầu ngô tinh chế bao gồm axit linoleic, một axit béo đa không bão hòa, phần còn lại là chất béo đơn không bão hòa và chất béo bão hòa.

Bên cạnh đó, dầu ngô cũng có chứa một lượng đáng kể vitamin E, ubiquinone (Q10) và phytosterol có tác dụng trong việc giảm nồng độ cholesterol, làm sáng da, chống lão hóa cho da.

Khuyến cáo, mặc dù ngô nguyên chất có lợi cho cơ thể nhưng dầu ngô hạt được khuyến cáo không nên sử dụng.

Vitamin và khoáng chất

Ngoài các chất chủ yếu trên, ngô còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin: vitamin A, B, D,… cùng các khoáng chất vi lượng khác rất có lợi cho cơ thể. Chính vì vậy, ngô trở thành bữa sáng yêu thích của nhiều người đã tạo năng lượng cho một ngày mới.

Các hợp chất khác

Ngô có chứa một số hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học, một số chất trong đó có thể có lợi ích nhất định đối với sức khỏe.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng hàm lượng cao các chất chống oxy hóa hơn so với nhiều loại hạt ngũ cốc thông thường khác.

  • Axit ferulic: đây là một trong những chất chống oxy hóa dạng polyphenol chính trong ngô. Hàm lượng chất này trong ngô cao hơn so với các loại ngũ cốc khác như lúa mì, yến mạch, gạo .
  • Anthocyanins: Một nhóm các chất chống oxy hóa chịu trách nhiệm cho việc tạo ra màu sắc của ngô như màu xanh, màu tím và màu đỏ.
  • Zeaxanthin: có tác dụng cải thiện sức khỏe của mắt.
  • Lutein: Một trong những carotenoid chính có trong ngô. Đóng vai trò như là một chất chống oxy hóa, bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương bởi ánh sáng màu xanh.
  • Axit phytic: Một chất chống oxy hóa có thể làm giảm sự hấp thu các khoáng chất dinh dưỡng như kẽm và sắt.

Ăn ngô có giảm cân không?

Nhiều bạn lo lắng về năng lượng mà 1 bắp ngô đem lại. Tuy nhiên, trên thực tế thì ngô có một lượng chất xơ cực kì dồi dào và có tới 114 g tổng trọng lượng của một bắp ngô chính là nước. Còn chất béo có trong ngô chủ yếu là omega 3 và omega 6, rất có lợi cho sức khỏe của con người.

Chất xơ có trong một bắp ngô giúp bạn có cảm giác no lâu, giảm được những cơn đói và cơn thèm ăn vặt.

Như vậy, nếu bạn ăn ngô với một lượng vừa phải thì không cần phải lo lắng về vấn đề tăng cân mập béo xấu xí.

Hơn nữa, với hàm lượng chất dinh dưỡng có trong ngô đều có hỗ trợ giảm cân nhanh. Bạn có thể ăn một bắp ngô luộc vào buổi sáng thay cho một bát cơm sẽ hạn chế được cân nặng.

Cách ăn bắp (ngô) không lo béo

  • Món ngô luộc vẫn giữ nguyên thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu nên theo phân tích trên không gây béo cho bạn
  • Không nên ăn ngô chiên, xào, ngô cay,… vừa chứa nhiều chất béo mà còn tạo cảm giác thèm ăn hơn. Như vậy, bạn sẽ khó mà giảm đươc cân nặng.
  • Món ngô sấy (không bơ, không dầu mỡ) sau khi chế biến lượng thành phần sẽ giảm đi, ít calo hơn nên nguy cơ gây béo cho bạn là không có.
  • Nên ăn ngô vào các bữa sáng, trưa. Dựa vào lượng thức ăn đã nạp vào cơ thể để từ đó cân nhắc xem nên ăn khi nào là hợp lí.

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã tìm được đáp án cho vấn đề “1 bắp ngô bao nhiêu calo?“. Nếu bạn đang ăn kiêng, giảm cân thì bạn hãy lựa chọn món ăn phù hợp với mình nhất, tránh tình trạng tích tụ mỡ thừa.


Thực hiện bởi: Nguyễn Dịu

Tags

Chia sẻ với bạn bè


Bài viết liên quan