Dịch cân kinh - vẫy tay chữa bệnh thần kỳ, tập sao cho đúng?

vào lúc 2020-12-13   3844 View
Dịch cân kinh giúp hỗ trợ chữa bệnh và nâng cao nền tảng sức khỏe. Phương pháp tập luyện dịch cân kinh thế nào cho đúng

Dịch cân kinh - vẫy tay chữa bệnh thần kỳ, tập sao cho đúng?

Dịch cân kinh là một trong các phương pháp tập luyện giúp gìn giữ và duy trì sức khỏe. Bạn có thể tìm hiểu các phương pháp này nhằm chăm sóc sức khỏe chủ động. Hướng dẫn phương pháp tập dịch cân kinh đúng cách, khi tập bạn nên chọn nơi rộng rãi, thoáng khí, thả lỏng cơ thể và tập theo một số hướng dẫn sau đây:

Tư thế vẫy tay

Sau đây là quy những quy định cụ thể khi tập luyện “vẫy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh”:

Tư thế vẫy tay chuẩn trong Dịch Cân Kinh đó là: Trên phải không, dưới phải có - đầu nên lơ lửng - miệng không hoạt động - lưng giữ thẳng, thắt lưng mềm dẻo. Cánh tay vẫy từ trước về sau, cùi trỏ thẳng và mềm. Cổ tay kéo trầm xuống, bàn tay quay lại phía sau, ngón xòe tự nhiên như cánh quạt. Khi vẫy tay, hậu môn thót chắc lại, bàn chân phải cứng, các ngón chân bám chặt như đứng trên đất trơn.

Tác dụng của bài -Vẫy tay (Dịch chân kinh)

Như vậy khi tập dịch cân kinh cần chú ý những điều sau:

  • vẫy tay từ cơ hoành trở lên giữ cho được trống không, buông lỏng thảnh thơi.
  • Tâm trí yên tĩnh không nghĩ ngợi linh tinh, chỉ nên chú ý vào việc tập luyện.
  • Xương cổ cần buông lỏng để cho có cảm giác như đầu lơ lửng.
  • Miệng giữ tự nhiên, nhưng không mím môi
  • Ngực trên buông lỏng, hô hấp đều đặn tự nhiên
  • Cánh tay buông vẫy tự nhiên như máy chèo từ trước về sau
  • Từ cơ hoành trở lên phải giữ cho chắc, đủ sức căng, bụng dưới thóp chặt, hậu môn nhích lên
  • Mười ngón chân bám chặt vào đất, siết cơ cho đùi và bắp chân vững chắc
  • Xương hông thẳng, chắc chắn.

Khi vẫy tay cần nhớ “lên không, xuống có” nghĩa là lấy sức vẫy tay về phía sau khi tay trở lại phía trước là do quán tính không dùng sức đưa ra phía trước. Lúc tập khi ngoắc hai tay sau lưng, hậu môn nhíu lại cảm giác như có cái gì nhột nhột bò lên từ dưới thận theo xương sống lên lưng, vai. Hai trái thận như được xoa bóp, massage cảm giác rất khoan khoái êm nhẹ dễ chịu. Khi tập có quyết tâm nhưng phải từ từ tiến lên mới là đúng cách, sẽ thu được kết quả mỹ mãn. Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán thì khí huyết loạn xạ và không chú ý đến “trên nhẹ dưới nặng” là sai và hỏng.

Khi vẫy tay tới 600 cái trở lên, thông thường có trung tiện (đánh rắm), hắt hơi, hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng, đây là hiện tượng bình thường, có phản ứng là tốt là đã có hiệu quả, đừng ngại. Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên, đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với “trên nhẹ, dưới nặng”. Đây là quy luật của sinh lý hợp với vũ trụ “thiên khinh địa trọng”.

Tác dụng của bài -Vẫy tay (Dịch chân kinh)

Bệnh gan do khí huyết, tạng gan không tốt gây nên khí không thoát, tích lũy làm cho khó bài tiết. Đương nhiên là bệnh nan y ảnh hưởng tới cả mật và tỳ vị. Luyện “vẫy tay Dịch Cân Kinh” có thể giải quyết vấn đề này. Nếu sớm có trung tiện (đánh rắm) là có kết quả sớm.

Bệnh mắt: luyện “vẫy tay Dịch Cân Kinh” có thể khỏi đau mắt đỏ, cận thị, thậm chí chữa cả bệnh đục thủy tinh thể (thông manh).

Trong nội kinh có nói “mắt nhờ huyết mà nhìn được” khi khí huyết không dẫn đến độ phận của mắt thì đương nhiên sinh ra các bệnh của mắt. Con mắt là trong hệ thống của thị giác nhưng cũng là bộ phận của cơ thể.

Tác dụng của bài -Vẫy tay (Dịch chân kinh)

Một số điểm cần chú ý

1. Số lần vẫy tay

Không nên ít từ 600 lên dần tới 1800 (30 phút) mới là toại nguyện cho việc điều trị. Bệnh nhân nặng có thể ngồi mà vẫy tay, tuy là ngồi nhưng phải nhờ thóp hậu môn và bấm 10 đầu ngón chân.

2. Số buổi tập 

Buổi sáng thanh tâm tập mạnh. Buổi chiều trước khi ăn tập vừa. Buổi tối trước khi ngủ tập nhẹ.

3. Có thể tập nhiều nhất là bao nhiêu? 

Ngưỡng cửa của sự chuyển biến bệnh là 1800 lần vẫy tay, có bệnh nhân vẫy tới 3000 đến 6000. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon, ngủ tốt, đại tiểu tiện điều hòa, tinh thần tỉnh táo thì chứng tỏ con số ta tập là thích hợp.

4. Tốc độ vẫy tay

Theo nguyên tắc thì nên chậm chứ không nên nhanh, bình thường vẫy chậm thì 1800 cái hết 30 phút. Vẫy tay tới lúc nửa chừng thường nhanh hơn lúc ban đầu một chút, đây là động lực của khí. Khi mới vẫy tay rộng vòng và chậm một chút. Khi đã nhuần thì hẹp vòng, người bệnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều, người bệnh nặng thì nên vẫy chậm và hẹp vòng. Vẫy tay nhanh quá làm cho nhịp tim đập nhanh mà vẫy chậm quá thì không đạt tới mục đích luyện tập là cần cho mạch máu lưu thông.

Tác dụng của bài -Vẫy tay (Dịch chân kinh)

5. Vẫy tay nên dùng sức nhiều hay ít, nặng hay nhẹ?

Vẫy tay là môn thể dục chữa bệnh, chứ không phải là môn thể thao đặc biệt. Đây là môn thể dục mềm dẻo đặc biệt dùng ý mà không dùng sức nhưng nếu vẫy tay nhẹ quá cũng không tốt bởi vì bắp vai không được lắc mạnh thì lưng và ngực cũng không được chuyển động được nhiều, tác dụng sẽ giảm.

Vẫy tay không phải chỉ chuyển động cánh tay mà phần chính là chuyển động bắp vai. Bệnh phong thấp thì nên dùng mức “nặng” một chút, bệnh huyết áp cao thì nên vẫy tay chậm và nhẹ.

Nói tóm lại: phần lớn phải tự mình nắm vững tình trạng phân tích những triệu chứng. Sau khi tập nghe sự nhận xét của mọi người xung quanh thấy sự chuyển biến nhanh nhẹn hơn, tươi tỉnh hơn hay là kém khi trước tập rồi tự mình suy nghĩ và quyết định cách tập, rồi luôn luôn tổng kết trên nguyên tắc là tập thế nào cho người thoải mái và dễ chịu hơn là đúng, là tốt nhất.

Đông y cho rằng động tác nhẹ là bổ ích cho cơ thể, động tác mạnh (nặng) là bỏ (loại bỏ các chất cặn bã có hại cho người tức là bệnh tật).

6. Mức độ vỗ tay

Chỉ vẫy tay về phía sau dùng sức (7 phần) không vẫy tay về phía trước mà do phản xạ của cánh tay cho là 3 phần.

7. Có cần đếm không?

Đếm không phải chỉ để nhớ mà còn có tác dụng làm cho bộ óc được bình thản, tim được trầm tĩnh, chính khí được bồi dưỡng, có tác dụng làm cho bộ não được nghỉ ngơi và thăng bằng, không nghĩ ngợi lung tung.

8. Nơi tập dịch cân kinh phù hợp

Không có gì đặc biệt về chỗ tập, tập ở đâu cũng được, trong nhà, ngoài trời. Dĩ nhiên nơi nào có dưỡng khí trong sạch và yên tĩnh vẫn tốt hơn. Tránh nơi có gió lùa mùa hè hay mùa đông đều tránh đứng đầu ngọn gió.

hướng dẫn tập dịch cân kinh đúng cách

9. Trước và sau khi tập

Trước khi tập nên đứng bình tĩnh cho tâm được thoải mái, yên tĩnh để chuyển hóa về sinh lý và tâm lý. Ta có thể làm những động tác nhẹ nhành, thoải mái như trong môn “khí công”.

Đến khi tập xong cũng nên bình tĩnh mà vê 10 đầu ngón chân, 10 đầu ngón tay. Những người không đủ bình tĩnh cần đặc biệt chú ý đến điều này

10. Tập “Dịch Cân Kinh” thế nào cho đúng?

Sau khi tập cảm thấy ngực và bụng nhẹ nhành dễ chịu, hơi thở điều hòa mắt sáng, nước miếng ứa ra, đại tiện nhuận, ăn ngon, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần thì đấy là tập đúng, rất ít khi tập sai, tỷ lệ tập sai không tới 1%. Sau khi tập đại đa số thấy đều có phản ứng nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau nguyên nhân chính là tư thế khi tập có thích hợp với thể chất người tập hay không.

11. Lúc bắt đầu tập nên chú ý đến điểm nào?

Nửa thân trên buông lỏng: thượng – hư. Nửa thân dưới giữ chắc: hạ – thực. Tay ra phía trước; không dùng lực (nhẹ). Vẫy tay ra phía sau có dùng sức (nặng). Tập đếm số lần vẫy tay ngày một tăng, ngày ba buổi tập, kiên quyết “tự chữa bệnh cho mình”

12. Trạng thái tinh thần lúc tập dịch cân kinh

Có liên quan gì đến hiệu quả không? Có ảnh hưởng rất lớn! Hết lòng tin tưởng. Kiên quyết tới cùng. Tập đủ số nhất định. Lòng còn nghi hoặc, còn bị động dư luận ngoài. Thấy phản ứng đã lo sợ, bỏ tập thì làm gì có kết quả.

Tham khảo: Bài tập kiễng chân giúp lưu thông khí huyết

(Shop sống khỏe tổng hợp)


Thực hiện bởi: Nguyễn Long

Tags

Chia sẻ với bạn bè


Bài viết liên quan