₫
Hiện có sản phẩm | Xóa giỏ hàng |
TỔNG TIỀN: | ₫ |
Thanh toán |
* Đơn hàng phải có giá trị ít nhất 50,000 VND !!
Máu nhiễm mỡ là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, chế độ ăn uống không hợp lý, thừa chất, ít vận động là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì, mỡ máu cao. Rối loạn mỡ máu hay máu nhiễm mỡ nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Máu nhiễm mỡ còn có tên gọi khác là mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Thông thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol...
Khi bị máu nhiễm mỡ những chỉ số này sẽ cao hơn mức cho phép. Trong đó, chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu.
Mỡ máu cao thường xảy ra ở đối tượng trung tuổi. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của lối sống thiếu lành mạnh rất, độ tuổi bệnh nhân mắc máu nhiễm mỡ đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh máu nhiễm mỡ có thể xảy ra do những nguyên nhân chính sau:
Sử dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn hằng ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh máu nhiễm mỡ. Trong đó, thịt bò, thịt bê, thịt lợn, trứng, sữa...chứa nhiều chất béo bão hòa. Các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao cũng có hàm lượng chất béo cao. Nếu thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm này bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
Béo phì khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Đặc biệt, lượng mỡ thừa thường tập trung chủ yếu ở bụng thay vì ở hông hay đùi. Béo phì khiến nồng độ HDL - cholesterol có lợi giảm còn nồng độ LDL - cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.
Nữ giới từ 15 - 45 tuổi thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào độ tuổi mãn kinh, nồng độ triglyceride và cholesterol xấu ở nữ giới sẽ tăng cao và làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạnh. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone Estrogen sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và tác động trực tiếp đến các mạch máu.
Khi cơ thể lười vận động sẽ làm tăng nồng độ lipoprotein xấu và làm giảm nồng độ cholesterol tốt. Chính vì thế, ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ nguy cơ bị máu nhiễm mỡ là rất cao.
Stress, áp lực cũng là một trong những thủ phạm chính gây máu nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do, khi cơ thể bị mệt mỏi, áp lực sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và ít vận động, lười tập thể dục hơn. Ngoài ra, một số người còn có thói quen sử dụng rượu bia, các chất kích thích khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao.
Hút thuốc lá khiến nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể giảm mạnh, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Mỡ máu cao cũng có thể gây ra do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị mỡ máu cao bạn cũng có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cao hơn bình thường.
Một số bệnh lý như tiểu đường, giảm hoạt động của tuyến giáp cũng khiến lượng mỡ trong máu tăng cao hơn.
Máu nhiễm mỡ không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường khó nhận biết. Nhiều trường hợp người bệnh chỉ phát hiện ra mình bị máu nhiễm mỡ khi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Đặc biệt, bệnh mỡ máu cao ở người trẻ tuổi thường diễn biến thầm kín và khó nhận biết hơn bệnh mỡ máu cao ở người già.
Khi bị mắc bệnh rối loạn mỡ máu, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau tức ngực, tim đập nhanh, thở gấp...Bệnh phát triển đến giai đoạn cuối sẽ gây ra những triệu chứng nguy hiểm như: huyết áp cao, đau tim, xơ vữa động mạch...
Một số trường hợp có ban vàng dưới da: da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mặt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực... to bằng đầu ngón tay không có cảm giác đau, ngứa.
Máu nhiễm mỡ nếu được phát hiện sớm người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên để làm giảm nồng độ mỡ trong máu. Nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn, việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát trở lại. Để phòng tránh bệnh mỡ máu cao hiệu quả, bạn nên thực hiện theo những biện pháp sau:
Đặc biệt khi lượng mỡ bắt đầu cao lên trong máu thì trên làn da bên ngoài cơ thể chúng ta đã có rất nhiều dấu hiệu báo trước rồi. Nếu chúng ta biết thì ngăn chặn được nhiều bệnh tật do lượng dư thữa mỡ và các chất không có lợi cho cơ thể ở giai đoạn sớm nhất.
Các bạn quan tâm đến Vọng chẩn, phương pháp nhìn những bất thường trên làn da bình thường để chẩn bệnh sớm, các bạn có thể liên hệ để biết thông tin về phương pháp cũng như nội dung học. Chương trình học cơ bản chỉ có 3 buổi tương đương 7h. Chúng tôi chỉ hướng dẫn bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực phát hiện bệnh sớm chỉ bằng quan sát và nhìn đọc thông tin tế bào trên làn da ở khuôn mặt và cơ thể. Phương pháp Vọng chẩn dùng để tham khảo trong chẩn đoán bệnh sớm, không dùng bất kể máy gì, chỉ cần đủ ánh sáng.
Đăng ký học Vọng Chẩn Online tại học viện Udemy: KHÓA HỌC VỌNG CHẨN TRÊN UDEMY
Thế nào là Tạng Phủ? Học thuyết đông y về lục phủ - ngũ tạng |
Thông báo Đăng ký tham dự Workshop - Hướng dẫn vọng chẩn cơ bản |
Bệnh Tình Chí và những quan niệm trong y học cổ truyền |
Dịch cân kinh - vẫy tay chữa bệnh thần kỳ, tập sao cho đúng? |
Mười hai thời thần hay còn gọi là 12 canh giờ |
Thông tin hướng dẫn trực tiếp và dán tiếp Vọng chẩn |
Điều khác biệt giữa Vọng chẩn và Diện chẩn |
Vọng chẩn là gì? học Vọng Chẩn ở đâu? |