₫
Hiện có sản phẩm | Xóa giỏ hàng |
TỔNG TIỀN: | ₫ |
Thanh toán |
* Đơn hàng phải có giá trị ít nhất 50,000 VND !!
Sau đợt bùng phát dịch viêm phổi do virus corona chủng mới (COVID-19) diễn ra nghiêm trọng thì càng cần chú ý tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, thời tiết khắc nghiệt cũng dễ gây tác động bất lợi đối với phổi làm ảnh hưởng đến sức đề kháng, vì vậy khi bênh đường hô hấp phát sinh, việc dưỡng phổi là rất quan trọng. Đông y cho rằng phổi là cơ quan nội tạng “mỏng manh” nhưng lại chủ về khí của cơ thể.
Lượng máu toàn cơ thể chảy qua phổi và được loại bỏ độc tố, phổi cũng đóng vai trò điều tiết nước của cơ thể… Vì vậy, để phổi bị tổn hại sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng không nhỏ. Bên cạnh đó phổi còn có chức năng, vai trò khác như giúp chuyển hóa một vài chất sinh học, lọc các chất độc tố trong máu…Vì vậy, vai trò và chức năng của phổi là rất quan trọng đối với cơ thể con người nói chung và đối với hệ hô hấp nói riêng.
Phổi có năm nỗi sợ: lạnh, nóng, ẩm ướt, khô, bụi bẩn. Tại những nơi có điều khiến khí hậu khắc nghiệt (quá nóng, quá lạnh, mưa nhiều…) hoặc chất lượng không khí kém, có thể dễ dàng làm tổn thương phổi, đặc biệt hơn đối với những người hay hút thuốc. Trong những điều kiện bất lợi đó, phổi dễ bị các triệu chứng như khô họng, ho, cổ họng sinh đờm, tình trạng kéo dài đến lúc nào đó sẽ làm phổi suy yếu dần, không chỉ gây khó thở mà còn sụt giảm khả năng chống lại sự xâm nhập của các thứ có hại như vi khuẩn, virus, mạt bụi… dẫn đến dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, thở khò khè, phổi khí thũng, thậm chí các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi và lao, làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Tổn thương phổi liên quan đến toàn bộ cơ thể
Từ góc nhìn của Đông y thì phế không chỉ có phổi mà là một hệ thống hô hấp. Trong đó, phổi có liên quan mật thiết đến các cơ quan nội tạng khác. Một khi phổi thương tổn có thể gây ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể như:
Vì vậy nếu hệ thống phổi bị tổn hại thì cần điều chỉnh kịp thời.
Nếu bị ho, đặc biệt là ho khan, thở dốc hoặc cổ họng có đờm, cho thấy nhiều khả năng có vấn đề về phổi.
Không khí vào phổi qua đường hô hấp, các tác nhân bất lợi từ không khí như vi khuẩn, virus, bụi và các hạt trong không khí cũng có thể theo đó xâm nhập vào phổi, chúng sẽ dần tích tụ theo thời gian làm tắc nghẽn các ống phế quản nhỏ và túi phổi, dẫn đến suy giảm chức năng phổi và có thể sinh bệnh phổi mãn tính.
Còn thức ăn qua miệng đi vào đường tiêu hóa sau đó được tiêu hóa và hấp thu qua đường ruột và dạ dày, dù không khí và thức ăn gặp nhau ở cổ họng, nhưng sau đó chúng chuyển hướng, vì vậy những thực phẩm này không thể ảnh hưởng trực tiếp đến phổi. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe của phổi? Thực phẩm không thể làm sạch phổi nhưng có thể dưỡng phổi. Cái gọi là dưỡng phổi là tăng cường sức đề kháng của phổi, giúp phổi khỏe mạnh. Đông Trùng Hạ Thảo chứa các acid amin với hàm lượng phong phú cho nên có tác dụng trong việc bổ phổi, từ đó giúp bảo vệ phổi khỏi các loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng phổi. Ngoài lượng acid amin phong phú, đông trùng hạ thảo còn chứa các dược chất hữu ích khác như polysaccharides có tác dụng khôi phục tế bào phổi bị hư hỏng, giúp điều trị hiệu quả các bệnh về phổi, hen phế quản.
Xem thêm: Công dụng và các bài thuốc hay từ Đông trùng hạ thảo
Củ cải trắng chứa chất gây cảm ứng interferon, có thể giúp cơ thể chống lại sự phá hủy của virus. Củ cải trắng và bạc hà rất hữu dụng giúp phổi khỏe mạnh. Trong bạc hà giàu chất beta-carotene, có thể thúc đẩy tính toàn vẹn của niêm mạc phổi, cũng có tác dụng hỗ trợ thông thoáng cổ họng.
Củ cải trắng chứa một chất gây cảm ứng interferon giúp cơ thể chống lại virus.
Quả lê chứa nhiều nước, có ví von là “tổ các loại quả”, có vai trò giải nhiệt, giảm đờm và giảm ho. Trứng gà rất tốt cho phổi. Lòng trắng trứng gà rất giàu protein chất lượng cao giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể, còn lòng đỏ trứng giàu vitamin A giúp tăng cường tính toàn vẹn của niêm mạc phổi.
Sơn trà có chức năng làm ẩm phổi, làm dịu cơn khát và hạ khí, dịu tâm trạng. Ăn một vài quả sơn trà có thể điều trị chứng đau ở phổi, nôn mửa ra máu và chứng khát nước, háo nước. Lá sơn trà thường được sử dụng làm nguyên liệu trong các bài thuốc từ dược liệu của các thầy thuốc Đông y Trung Quốc. Ăn một ít sơn trà hàng ngày có tác dụng hỗ trợ tốt trong việc chăm sóc phổi, thanh lọc cơ thể.
Tham khảo:
Vì sao nhân sâm Hàn Quốc cần đạt đủ 6 năm tuổi mới thu hoạch? |
Hướng dẫn xem thông tin sản phẩm thiên sâm Deadong |
Nguy cơ gãy xương ở phụ nữ sau tuổi 50 và và cách phòng ngừa |
Bị thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì? |
Tổng hợp các mẫu miếng dán giảm đau xương khớp Hàn Quốc và cách sử dụng |
Người bị thoái hóa xương khớp nên ăn gì? |
Những tác động tiêu cực của Cortisol đối với giấc ngủ và cách kiểm soát |
7 lợi ích tuyệt vời cho cơ thể khi bạn đi bộ bằng chân trần tiếp đất |
Những trường hợp dùng sâm có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa |