Đau đầu thường xuyên cảnh báo nhiều vấn đề đáng quan tâm

vào lúc 2021-06-18   45 View
Đau đầu thường xuyên, đau đầu vặt có thể là cảnh báo sớm của nhiều vấn đề sức khỏe đáng lưu tâm.

Đau đầu thường xuyên cảnh báo nhiều vấn đề đáng quan tâm

Đau đầu là bệnh lý phổ biến mà gần như ai cũng gặp phải trong cuộc đời của mình. Một số người chỉ là cơn đau thoáng qua nhưng cũng có những trường hợp kéo dài hay đau dữ dội, gây ra khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Trong nhiều trường hợp, đau đầu có thể chỉ là cảnh báo của một số vấn đề đơn giản như bị cảm nóng, lạnh dẫn đến đảo lộn khí huyết, đau đầu cũng có thể do căng thẳng.

Tuy nhiên trong những trường hợp việc đau đầu xảy ra tương đối thường xuyên thành bệnh đau đầu vặt, thì bạn nên lưu tâm thêm một số vấn đề về sức khỏe và các bệnh lý có thể xảy ra liên quan tới bệnh đau đầu.

Các đặc điểm thường gặp của đau đầu thường xuyên

  • Về cường độ: đau có thể ít, âm ỉ; hay đau nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, nghỉ học, nghỉ việc, …
  • Về tính chất: đau nhức khó chịu, khó xác định, khó mô tả; đau có cảm giác căng nặng; đau như bị điện giật; đau cảm giác giật giật cùng nhịp đập mạch máu; đau kèm cảm giác kiến bò, đầu trống rỗng hay có nước trong đầu, …
  • Về vị trí: đau nhức khó xác định vị trí; đau đầu kèm đau mặt ở vị trí nhất định; đau đầu lan tỏa kèm theo đau chỏm đầu hay vùng gáy hay đau nửa đầu lúc tăng lúc giảm, …
  • Về thời gian: đau chỉ vài phút đến 1-2 ngày hay dài hơn vài tháng, …
  • Về điều kiện xuất hiện: đau đầu sau lao động gắng sức, làm việc quá sức, khi căng thẳng trong cuộc sống, …

Đau đầu thường xuyên cảnh báo nhiều vấn đề đáng quan tâm

Các nguyên nhân của đau đầu

Hiệp hội đau đầu quốc tế chia nguyên nhân đau đầu thành 2 nhóm chính: đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát.

  • Đau đầu nguyên phát: Là bệnh lý độc lập nguyên nhân xuất phát trực tiếp ởnão do làm việc quá mức hay các vấn đề về cấu trúc, nguyên nhân có thể đến từ các vấn đề của mạch máu, thần kinh, cơ hay thay đổi hoạt động hóa học của não. Thường gặp là: đau đầu migraines, đau đầu chùm và đau đầu do căng thẳng.
  • Đau đầu thứ phát: Là đau đầu do các nguyên khác gây kích thích các dây thần kinh và gây đau, có rất nhiều nguyên nhân như: u não, nhồi máu não, xuất huyết não, say rượu, mất nước, bị lạnh, căng thẳng thần kinh, chấn thương đầu, mất ngủ kéo dài.
  • Đau đầu do suy nghĩ miên man, đau đầu nguyên phát thường gặp, các cơ ở đầu bị co thắt gây đau.
  • Do lao động thủ công tỉ mỉ, kéo dài; do áp lực công việc, áp lực chỉ tiêu doanh số; do ngồi bàn làm việc máy tính trong thời gian dài; do căng thẳng về tâm lý, tình cảm.
  • Triệu chứng thường gặp:
    • Xuất hiện khi có các stress trong cuộc sống, công việc, tình cảm, …
    • Đau từ phần cổ trên và sau đầu, có thể đau lan ra cả đầu, cảm giác nặng đầu, hay có ban nhạc chơi trong đầu gây khó chịu
    • Đau đầu đơn độc, không kèm các triệu chứng khác
    • Đau thường gây khó chịu nhưng không làm ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân vẫn có thể đi học đi làm.
    • Đau có thể ko liên tục, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày nhiều tháng. Đau đầu được coi là mạn tính khi cơn đau kéo dài từ 15 ngày đến 1 tháng và kéo dài liên tục từ 3 tháng trở lên.

Khi bị đau đầu nên xử lý như thế nào?

Không nên tự ý dùng thuốc giảm đau kéo dài, gây các cơn đau tái phát do tác dụng của thuốc bị giảm đi.

  • Điều trị theo đơn bác sĩ và khám lại định kì.
  • Thường đau nhói nửa đầu, đau cả đầu ít gặp, đau tăng khi gắng sức
  • Đau nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hay mùi.
  • Đau đầu thường kèm với đau mắt, nôn, buồn nôn
  • Thường là cơn đau nặng nề, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Đau có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày

  • Xử trí:
    • Đi khám chuyên khoa thần kinh để loại trừ đau đầu do các nguyên nhân nguy hiểm.
    • Không tự ý dùng thuốc giảm đau. Để làm lu mờ các triệu chứng cần thiết để chẩn đoán.
    •   Thay đổi lối sống, ăn ngủ điều độ, tránh các kích thích gây ra đau đầu do âm thanh, mùi thức ăn, …

Ngoài các giải pháp trên, bạn cũng có thể tham khảo những sản phẩm bổ trợ cho giấc ngủ, đồng thời hoạt huyết giúp khí huyết lưu thông.

Lưu ý:  Không tự ý dùng thuốc, cần uống thuốc theo đơn và tuân thủ phác đồ điều trị, khám định kì theo yêu cầu của bác sĩ.

 Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán nguyên nhân đau đầu

  • Cộng hưởng từ sọ não- mạch não: là phương pháp tối ưu đánh giá chi tiết giải phẫu, nhu mô và hệ thống mạch máu não.
  • Điện não đồ: dùng máy đo các sóng não để đánh giá chức năng não.
  • Siêu âm động mạch cảnh: phát hiện mãng xơ vữa gây hẹp động mạch, làm giảm lưu thông máu lên não và nguy cơ gây đột quỵ.
  • Các xét nghiệm hỗ trợ khác như xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, mỡ máu…phát hiện bệnh phối hợp như tiểu đường, tăng mỡ máu…

Những sai lầm hay mắc phải khi bị đau đầu

  • Tự ý dùng thuốc giảm đau không qua chỉ định của bác sĩ. Có thể gây ra hậu quả như quá liều thuốc giảm đau, uống giảm đau kéo dài gây giảm đáp ứng với thuốc, các tác dụng phụ của thuốc giảm đau như xuất huyết dạ dày, tăng men gan…
  • Các bệnh lý ác tính thường khởi phát từ từ trong thời gian dài, bệnh nhân thấy đau đầu rồi tự hết dẫn đến chủ quan không thăm khám, làm cho việc phát hiện bệnh thường trong giai đoạn muộn.
  • Không tuân thủ theo chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ: tự ý dừng thuốc khi chưa hết phác đồ, không đi khám lại theo lịch hẹn, …

Những điều cần chú ý khi đến khám đau đầu

  • Nhớ lại các chi tiết các đặc điểm của đau đầu: thời gian xuất hiện, kéo dài bao lâu, vị trí đau, mức độ đau, các triệu chứng khác dù không phải ở đầu: nôn, buồn nôn, viêm nhiễm, …
  • Chú ý những stress, thay đổi trong cuộc sống, …
  • Ghi chép lại những thuốc đã từng sử dụng, thời gian và liều dùng trước đây.
  • Ghi nhớ đau đầu là một hội chứng. Nên cần thận trọng, cân nhắc trước những thay đổi về sức khỏe của mình.

(Shop sống khỏe tổng hợp)


Thực hiện bởi: Thúy Vy

Chia sẻ với bạn bè


Bài viết liên quan