Cách chưng tổ yến tại nhà, đơn giản và dễ làm. Làm sao để chưng tổ yến có vị thơm ngon và bổ dưỡng.
Tổ yến thường có vị tanh nhẹ và vị lạt, tuy nhiên lại rất bổ dưỡng và thường được chào đón như một loại thực phẩm bổ sung, giúp bổ sung dinh dưỡng cho mọi người. Tuy nhiên, làm sao để chưng được tổ yến vừa ngon miệng lạ giữ được chất dinh dưỡng?
Các chưng tổ yến ngon miệng và chuẩn vị
Trong bài viết này, Shop Sống Khỏe sẽ hướng dẫn công thức 12 cách chưng tổ yến chuẩn vị. Nhằm đáp ứng nhu cầu làm phong phú thêm thực đơn cho mẹ bầu, các bà nội trợ và những ai quan tâm đến tổ yến. Hy vọng mọi người đừng bỏ qua thông tin thú vị sau đây nhé! Chúc các bạn thực hiện thành công và ngon miệng.
Tổ yến tinh chế
Một bán canh tổ yến ngon thường có vị thanh nhạt, nhưng vô cùng tinh tế. Ngoài ra, vì tổ yến rất bổ dưỡng, nên sử dụng với lượng vừa phải mỗi ngày và phù hợp để tránh lãng phí. Dưới đây là những công thức đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng tuyệt vời.
Cách 1: Tổ yến chưng đường phèn
Tổ yến chưng đường phèn là món ăn truyền thống và đơn giản dễ làm nhất. Và cũng giữ lại nhiều dưỡng chất nhất. Thông thường món Tổ yến chưng đường phèn sẽ có vị ngọt nhẹ, thanh thanh của đường phèn, vị mát của yến.
Chuẩn bị nguyên liệu cho món ăn như sau:
- 5 gram yến tinh chế
- Đường phèn: 20-30 gram (tùy khẩu vị)
- Bạn cũng có thể cho thêm: hạt sen, táo đỏ hoặc 1 ít gừng tươi, mật ong để món ăn thêm ngon và bổ dưỡng.
Cách chế biến
Bước 1: Ngâm yến sào vào khoảng 500 ml nước đun sôi để nguội, và chờ cho yến nở. Thời gian ngâm tùy thuộc vào loại tổ yến sào bạn mua. Nếu là yến thô (còn nguyên tổ) chúng ta phải làm sạch lông và tạp chất trước khi qua bước 2.
- Nếu là yến đã qua sơ chế (yến đã làm sạch lông), chúng ta nên ngâm yến theo các mốc thời gian tham khảo như sau:
- Thời gian ngâm yến đảo: 30 phút
- Thời gian ngâm yến nhà: 20 phút
- Thời gian ngâm tổ yến hồng, yến huyết: 1-2 tiếng hoặc hơn
Bước 2: Cho tổ yến đã làm sạch vào một chén ăn cơm (hay thố nhỏ) cùng một lúc.
- Khi đổ nước vào chén để chưng nên đổ nước ngập bề mặt (khoảng 80% chiều cao của thố) để tránh tình trạng trong quá trình chưng yến nước bị tràn ra ngoài do yến nở. Để yến không bị vàng và không bị cứng.
Chú ý: Tuyệt đối không cho đường phèn vào chưng chung với tổ yến. Bởi đường phèn có thể khiến yến mất đi những dưỡng chất cũng như là không nở được hết. Do đó, mấu chốt của món Tổ yến chưng đường phè, là bạn nên bỏ đường phèn vào yến sau khi đã chưng chín. Ngoài ra, một chút gừng tươi bỏ vào khi chưng yến sẽ giúp khử bớt vị tanh, và tạo độ ấm cho món ăn thêm hấp dẫn. Ngoài gừng tưoi, bạn cũng có thể sử dụng gừng khô.
Bước 3 : Đặt chén (hay thố nhỏ) ở trên vào nồi đã chuẩn bị, đổ nước vào nồi cho vừa ngập 1/4 thân của chén.
Bước 4 : Đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa. thời gian chưng thông thường là 25-30 phút. Có thể khác nhau theo từng loại, xin tham khảo thêm bảng thời gian ngâm nở và chưng cách thủy ở phần sơ chế để đạt kết quả tốt nhất.
- Với yến đảo: 40 phút
- Với yến nuôi: 25-30 phút
- Với yến hồng, yến huyết: 50-60 phút
Bước 5 : Sau khi kiểm tra thấy yến sào đã đạt được độ mềm cần thiết ( theo ý thích tùy mỗi người ), tắt lửa, sau đó tiến hành cho đường phèn vào. Dùng yến nóng hay để lạnh đều được, có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh và thêm phần thơm ngon cho chén yến.
- Nếu chế biến tổ yến với hạt sen, nhãn nhục hay táo đỏ thì cần chế biến nấu chín mềm riêng. Rồi cho vào đun chung với yến khoảng 20 phút.
- Sau khi yến chín mềm thì cho thêm đường phèn vào, lượng đường phèn có thể gia giảm theo khẩu vị rồi đun thêm 5 phút nữa.
- Nếu ăn kèm gừng thì nên cho gừng vào sau cùng và nên thái sợi ra, giúp làm ấm bụng. Do tổ yến sào có tính hàn, do vậy khi chưng yến cho bà bầu,nên cho vài lát gừng tươi để trung hòa tính hàn của tổ yến.
Cách 2: Tổ yến chưng hạt sen
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5 gram yến tinh chế
- Đường phèn: 20-30 gram (tùy khẩu vị)
- Hạt sen: 20 gram
Cách chế biến:
- Cho yến tinh chế khô vào chén ngâm khoảng 10 phút cho sợi yến nở ra
- Hạt sen khô cho vào chén nước sạch ngâm cho mềm khoảng 30 phút
- Đường phèn cho vào chén rồi đổ ít nước khuấy cho tan hết đường
- Sau các bước trên ta tiến hành chưng cách thủy tổ yến với lửa nhỏ khoảng 20 phút cho yến chín. Đồng thời luộc riêng hạt sen cho mềm và chín khoảng 25 phút.
- Khi yến và hạt sen đã chín ta cho hạt sen vào chén chưng yến. Cho nước đường phèn vào và bắt lên bếp đun sôi khoảng 5 phút là xong món ăn. Với cách chế biến yến sào chưng hạt sen mang lại tính thanh mát sẽ rất dễ ăn và bồi bổ cơ thể.
Cách 3: Tổ yến hầm gà ác
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5 gram yến tinh chế
- 1 con gà ác đã làm sạch
- 1 gói thuốc bắc
- 1 ít gia vị muối và tiêu
Cách chế biến:
- Yến tinh chế ngâm nở (tham khảo ở cách 1: Tổ yến chưng với đường phèn)
- Gà ác đã được làm sạch cho vào nồi chưng cùng thuốc bắc khoảng 1.5 chén nước sạch, chưng với lửa vừa khoảng 60 phút cho thuốc bắc thấm vào gà. Sau đó nêm chút muối và bỏ ít tiêu cho ngon
- Yến sau khi ngâm nở chưng riêng cách thủy với it nước khoảng 20 phút, khi sôi là được
- Cho yến đã chưng xong vào nồi hầm gà ác vừa xong, đậy nắp lại đun lửa nhỏ chờ sôi 5 phút là xong món ăn
Cách 4: Cháo tổ yến gà xé
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5 gram yến tinh chế
- 200 gram thịt ức gà
- Hành lá xắt nhỏ vừa đủ ăn
- 100 gram gạo ngon dùng để nấu cháo
- 2 lít nước lọc và 3 chén nước gà luộc
- Gia vị cần thiết cùng dầu ăn
Cách chế biến:
- Ngâm tổ yến trong nước lọc khoảng 45 phút cho tổ yến nở đều.
- 100 gram gạo vo sạch để ráo, sau đó thêm ít dầu và muối ướp trong khoảng 1 giờ.
- Thịt ức gà bạn dùng xửng hấp trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó, để nguội xé thành từng miếng nhỏ nêm nếp gia vị ướp vừa đủ ăn theo khẩu vị.
- Đun sôi 2 lít nước lọc đã chuẩn bị, đợi nước sôi cho phần gạo đã ướp gia vị vào. Đợi sôi thêm một lần nữa bạn vặn nhỏ lửa để nấu cháo nhé.
- Sau khi cháo chín mềm, bạn cho gà đã xé nhỏ cùng yến sào vào, nấu thêm khoảng 5 phút nữa, nêm nếm gia vị vừa đủ dùng. Múc ra tô thêm ít hành cho thơm và dùng nóng nhé.
Thật là dễ làm và dễ thực hiện đúng không nào các bạn. Với cách chế biến cháo tổ yến sào gà xé cho bà bầu trên hi vọng các bạn đã có thêm thông tin về một món ăn dễ thực hiện nhưng lại rất ngon cùng hàm lượng dinh dưỡng rất tốt giúp bồi bổ sức khoẻ cho mẹ và bé đấy. Với cháo tổ yến sào gà xé này cách dùng tốt nhất là vào buổi sáng hoặc dùng ăn tối trước khi đi ngủ để cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất có trong cháo.
Cách 5: Súp tổ yến gà xé
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5-10 gram yến tinh chế
- Thịt ức gà: 200 gram
- Gạo: 100 gram
- Dầu ăn, hành ta, hạt nêm, muối, bột ngọt, hạt tiêu.
Cách chế biến:
- Tổ yến ngâm nước đến khi mềm rồi làm sạch.
- Gà rửa sạch rồi luộc lên. Rồi vớt ra để nguội. Xé mỏng thịt gà rồi ướp gia vị hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu cho vừa khẩu vị.
- Gạo vo sạch, thêm ít dầu ăn và muối sao cho vừa ăn, đảo đều và để khoảng 15 phút. Sau đó cho nước dùng gà vào và linh nhừ thành cháo. Nếu thiếu nước bạn cho thêm nước sạch với lượng vừa đủ. Đến khi cháo gần được thì cho thịt gà đã ướp vào linh khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
- Cùng lúc linh cháo, bạn cho tổ yến làm sạch cho vào chưng cách thủy khoảng 20-30 phút.
- Sau khi tất cả hoàn thành, bạn chỉ cần đổ tổ yến chưng vào cháo rồi đảo đều lên và dùng nóng. Bạn có thể rắc chút hành lá lên dùng sẽ ngon hơn.
Cách 6: Súp tổ yến càng cua
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5-10 gram yến tinh chế
- Càng cua tươi: 3-4 càng
- Dăm bông: 50 gram
- Bắp ngô ngọt: 1 trái
- Nấm đông cô: 10 gram
Cách chế biến:
- Tổ yến sơ chế loại bỏ chất bẩn và lông chim còn dính.
- Cho càng cua vào luộc chín. Sau đó để nguội, bóc vỏ và ngâm phần chân đã xé tơi còn phần càng để nguyên.
- Dăm bông cắt sợi nhỏ. Bắp ngô tách hạt. Nấm đông cô ngâm nở, cắt nhỏ.
- Cho tổ yến vào bát đun cách thủy khoảng 20 phút, sau đó ngô ngọt, nấm đông cô vào đun 3 phút.
- Bỏ dăm bông và thịt cua vào. Nêm gia vị cho vừa miệng.
- Nên dùng ngay khi còn nóng.
Cách 7: Tổ yến hầm đuôi heo
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5-10 gram yến tinh chế
- Đuôi heo: 500 gram
- Cà rốt: 2 củ
- Bắp ngô ngọt: 1 trái
- Nấm đông cô: 10 gram
Cách chế biến:
- Tổ yến làm sạch cho vào chưng cách thủy khoảng 20 phút.
- Đuôi heo làm sạch chặt khúc rồi hầm cho mềm. Bắp ngô ngọt, cà rốt làm sạch cắt khúc cho vào linh cùng đuôi lợn.
- Khi đuôi heo ninh xong thì cho tổ yến đã chưng xong vào đảo cùng lên rồi ăn nóng.
Lời khuyên: Phụ nữ mang thai nên sử dụng yến sào trong thai kỳ từ tháng thứ 5 đến tháng 7 và sau khi sinh sẽ rất tốt cho cơ thể bà mẹ và em bé.
Cách 8: Tổ yến chưng đường phèn và saffron
Món tổ yến chưng đường phèn và saffron được cho là có khả năng giúp giảm stress, căng thẳng, giảm các triệu chứng của ốm nghén, cải thiện giấc ngủ ngon và sâu hơn, đẹp da, bổ máu, chống lại tình trạng thiếu máu khi mang thai.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5-10 gram yến tinh chế
- Saffron: 10 sợi
- Đường phèn: 20-30 gram (tùy khẩu vị)
- Táo đỏ (nếu thích): 4 trái
Cách chế biến:
- Yến tinh chế ngâm nước khoảng 25 – 30 phút cho nở đều, sau đó cho yến vào thố nhỏ rồi cho vào nồi và chưng cách thủy trong khoảng 20 phút.
- Khi yến đã chín, cho tiếp đường phèn và saffron vào chưng thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
- Múc thành phẩm ra chén và để nguội là có thể sẵn sàng để thưởng thức.
- Lưu ý: Không nên dùng quá 20 sợi saffron/ngày. Liều lượng thích hợp là khoảng 10 sợi, chia thành 2 lần ăn trong ngày.
Cách 9: Tổ yến chưng hạt chia, lá dứa
Thêm một cách chưng yến cho bà bầu mà bạn có thể áp dụng đó là yến chưng hạt chia. Cách thực hiện khá đơn giản.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5-10 gram yến tinh chế
- Hạt chia: 2 muỗng cà phê
- Lá dứa (nếu thích): 20 gram
- Đường phèn: 20-30 gram (tùy khẩu vị)
Cách chế biến:
- Ngâm yến tinh chế vào nước khoảng 30 phút cho yến nở đều và có độ mềm. Hạt chia cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15 phút cho nở đều.
- Cho phần yến đã sơ chế vào thố thủy tinh và chưng cách thủy trong khoảng 20 phút. Sau đó, cho tiếp đường phèn, lá dứa vào chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp.
- Múc yến đã chưng ra chén, cho hạt chia đã ngâm nở vào, khuấy nhẹ và đều tay là có thể thưởng thức. Món yến chưng hạt chia này dùng nóng hay lạnh đều ngon và thích hợp cho cả gia đình.
- Cách chưng yến với các vị khác như táo tàu, lá dứa, củ năng, gừng, sâm, mật ong, hạt sen v.v..
Cách 10: Tổ yến chưng kỷ tử, táo đỏ
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5-10 gram yến tinh chế
- Kỷ tử: 1 muỗng cà phê
- Táo đỏ: 4 trái
- Đường phèn: 20-30 gram (tùy khẩu vị)
- Nước: 350 ml
Cách chế biến:
- Cách chế biến giống: chưng với đường phèn/hạt sen/hạt chia …
- Tốt nhất nên dùng trước khi đi ngủ.
Cách 11: Tổ yến chưng nhãn nhục, táo đỏ, ý dĩ
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5-10 gram yến tinh chế
- Nhãn nhục: 10 gram
- Ý dĩ: 10 gram
- Táo đỏ: 4-6 trái
- Đường phèn: 20-30 gram (tùy khẩu vị)
- Nước: 350 ml
Cách chế biến:
- Cách chế biến giống: chưng với đường phèn/hạt sen/hạt chia …
- Tốt nhất nên dùng trước khi đi ngủ.
Cách 12: Tổ yến chưng củ năng, lá dứa
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5-10 gram yến tinh chế
- Củ năng: 100 gram
- Lá dứa: 20 gram
- Đường phèn: 20-30 gram (tùy khẩu vị)
- Nước: 350 ml
Cách chế biến:
- Cho yến tinh chế khô vào chén ngâm khoảng 10 phút cho sợi yến nở ra
- Củ năng cho vào chén nước sạch ngâm cho mềm khoảng 30 phút
- Đường phèn cho vào chén rồi đổ ít nước khuấy cho tan hết đường
- Sau các bước trên ta tiến hành chưng cách thủy tổ yến với lửa nhỏ khoảng 20 phút cho yến chín. Đồng thời luộc riêng củ năng cho mềm và chín khoảng 25-30 phút.
- Khi yến và củ năng đã chín ta cho nước đường phèn, lá dứa vào và bắt lên bếp đun sôi khoảng 5 phút là xong món ăn. Với cách chế biến yến sào chưng hạt sen mang lại tính thanh mát sẽ rất dễ ăn và bồi bổ cơ thể.
Một số lưu ý khi chưng tổ yến
- Tuyệt đối không chưng đường phèn trong quá trình chưng tổ yến vì nó sẽ làm mất đi những dưỡng chất của yến và làm cho yến không thể nở được. Khi chưng xong mới cho đường phèn vào rồi đun thêm 5 phút cho đường tan hoàn toàn.
- Nhiệt độ bên trong thố chưng cách thủy (có nắp đậy) chỉ nên trong khoảng 80-85 độ C. Vì nếu sôi, yến sẽ mất đi chất dinh dưỡng
- Do đó, SSK không khuyến khích chưng bằng nồi điện
- Ăn lúc sáng sớm khi ngủ dậy hoặc lúc chuẩn bị đi ngủ buổi tối lầ thơi gian cơ thể hấp thu dinh dưỡng trong món yến hấp đường phèn này tốt nhất.
- Và nên ăn hết trong ngày, không nên để qua đêm.
- Người xưa vẫn thích dùng yến khi còn nóng, lúc cơ thể bụng còn trống.
- Sau khi ăn xong nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động để cơ thể hấp thu hoàn toàn.
- Nên chọn mua yến sào tại các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Liều lượng sử dụng khoảng 3-5 gram cho 1 lần dùng/ngày. Không quá 3 lần/tuần.
- Các cách chưng yến khác có thể khác về thành phần nguyên liệu nhưng các bước chưng yến cơ bản thì vẫn có thể áp dụng như cách chưng yến với đường phèn.
Trên đây là 12 cách chưng tổ yến và chế biến tổ yến đơn giản, dễ làm. Bên cạnh đó cũng như một vài vấn đề cần lưu ý trong quá trình chế biến để yến sào luôn thơm ngon thì từ khâu sơ chế đến thực hiện luôn cần chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với những thông tin chia sẻ này, tôi hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp cho mọi người có thể dễ dàng sử dụng tổ yến để chăm sóc sức khỏe. Xin cảm ơn.
Mời bạn tham Khảo một số mẫu tổ yến Nha Trang tinh chế đóng hộp dưới đây: