₫
Hiện có sản phẩm | Xóa giỏ hàng |
TỔNG TIỀN: | ₫ |
Thanh toán |
* Đơn hàng phải có giá trị ít nhất 50,000 VND !!
Dưới tác động của thời tiết nắng nóng, tỉ lệ mắc bệnh đột quỵ tăng cao nhưng lại khó phát hiện và cấp cứu kịp thời do các triệu chứng của đột quỵ dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của say nắng, trúng gió.
Bà Nguyễn Thị Đán (68 tuổi, Cần Thơ) bắt đầu một ngày như bao ngày bình thường.Đến trưa khi thời tiết trở nên oi bức, bà cảm thấy đau đầu và chóng mặt. Nghĩ mình bị say nắng nên bà vào phòng nằm nghỉ. Thấy bà ngủ trưa khá lâu, người thân vào gọi mãi nhưng không thấy bà trả lời hay phản ứng gì liền đưa bà đi cấp cứu. Tại bệnh viện, bà Đán được bác sĩ chẩn đoán đột quỵ do tắc mạch máu não. Vì đơn thuần nghĩ mình bị say nắng, bà Nguyễn Thị Đán đã không thông báo cho người thân các dấu hiệu suy nhược của mình.
Còn bên trong căn nhà nhỏ, bà Huỳnh Thủy Tiên (48 tuổi, TP.HCM) vẫn chưa hết bàng hoàng và đau buồn, nén giọng chia sẻ lại câu chuyện của chồng bà, ông Nguyễn Thành Trung (50 tuổi, TP.HCM) - người vừa ra đi cách đây hơn hai tuần vì đột quỵ. Được biết, Ông Nguyễn Thành Trung ăn tân gia nhà của một người bạn vào chiều chủ nhật ngày 9-4-2017, sau buổi tiệc đó ông vẫn trở về nhà cùng vợ con như mọi ngày. Sáng hôm sau, cảm thấy đầu đau và chóng mặt, ông xin nghỉ phép để nghỉ ngơi, định vào viện khám nhưng chưa kịp đến viện, ông đã ra đi trong sự ngỡ ngàng và bàng hoàng của gia đình.
Tình trạng máu lên não bị gián đoạn đột ngột khiến các vùng não không được cung cấp máu dẫn đến tổn thương sẽ gây ra tình trạng đột quỵ. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ 80% là do cục máu đông gây tắc mạch máu não và 20% còn lại do xuất huyết não. Vào mùa hè, sự mất nước thông qua việc đổ mồ hôi của cơ thể khiến các mạch máu có khuynh hướng trở nên lồi lõm, độ kết dính trong máu tăng cao dễ dẫn đến khả năng xuất hiện các cục máu đông.
Đặc biệt đáng lưu ý, nguy cơ tử vong do nhồi máu não của người cao tuổi ở mức nhiệt độ 32°C trở lên tăng cao hơn nhiều so với mức nhiệt độ 27-29oC. TS.BS. Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP.HCM - người sáng lập trung tâm SIS (Stroke International Services - Cấp cứu đột quỵ quốc tế) cho biết: “Trong cấp cứu đột quỵ, thời- gian-là-vàng, nếu chậm trễ, mỗi phút qua đi sẽ có 2 triệu tế bào thần kinh bị mất. Nếu ngưng đập trong gần 20 phút tim vẫn có thể hồi phục, thì chỉ cần thiếu oxy chưa đến 10 giây, người ta đã mất ý thức, não tổn thương khó hồi phục.” Khoảng thời gian vàng từ 3-4 tiếng sau khi khởi phát đột quỵ, nếu được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể giữ được mạng sống của mình và có thể giảm nhẹ di chứng sau đó. Mùa nắng nóng, sự mất nước khiến độ kết dính trong máu tăng cao dễ dẫn đến khả năng xuất hiện các cục máu đông, làm tăng nguy cơ đột quỵ
Dù rất nguy hiểm và khó lường nhưng 80% việc chủ động phòng tránh đột quỵ lại bằng việc chú ý khẩu phần ăn uống kết hợp tập thể dục đều đặn, giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh. Ngoài ra khi thời tiết oi bức, chúng ta thường sử dụng máy lạnh để giải nhiệt nhưng cần lưu ý một số điều để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đối với người cao tuổi: không nên để máy lạnh thổi trực tiếp vào người, giữ nhiệt độ an toàn ở khoảng 26-27oC tránh tình trạng sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ phòng và nhiệt độ bên ngoài, tắt máy lạnh trước 30 phút trước khi rời phòng và thường xuyên vệ sinh máy lạnh để có nguồn không khí sạch sẽ hơn.
Ở đất nước Hàn Quốc, ngoài việc chủ động chăm sóc sức khỏe, khoa học trong thói quen ăn uống, sinh hoạt. Người Hàn Quốc còn kết hợp sử dụng sản phẩm An Cung Ngưu Hoàng Hoàn, hoặc các sản phẩm Kiện Não Hoàn. Hầu hết các sản phẩm được sản xuất bởi các Công ty Đông dược Uy tín của Hàn Quốc như Kwangdong, Samsung Pharma.
Khi có người thân bị đột quỵ, không chỉ tinh thần đi xuống mà kinh tế gia đình cũng trở nên gián đoạn vì thời gian, sức khỏe của mọi người đều tập trung chăm sóc người bệnh.Phòng đột quỵ góp vai trò trong việc hạ thấp tỷ lệ tử vong và di chứng của bệnh. Hãy bắt tay hình thành thói quen sống lành mạnh và bổ sung các chất thiết yếu để chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe gia đình và bản thân.
(Theo Tuổi Trẻ Online)
Nguy cơ gãy xương ở phụ nữ sau tuổi 50 và và cách phòng ngừa |
Bị thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì? |
Tổng hợp các mẫu miếng dán giảm đau xương khớp Hàn Quốc và cách sử dụng |
Người bị thoái hóa xương khớp nên ăn gì? |
Những tác động tiêu cực của Cortisol đối với giấc ngủ và cách kiểm soát |
7 lợi ích tuyệt vời cho cơ thể khi bạn đi bộ bằng chân trần tiếp đất |
Những trường hợp dùng sâm có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa |
Các món ăn và bài thuốc hay từ Đông trùng hạ thảo được lưu truyền |
Phụ nữ có hormone mạnh thường có những đặc điểm nào? |