7 nguyên nhân sai lầm khiến bệnh táo bón thêm trầm trọng

Đăng bởi Shopsongkhoe vào lúc 2019-07-24   27 View
Táo bón là hiện tượng thường gặp, gây khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Sau đây là những sai lầm khiến vấn đề táo bón trở nên trầm trọng.

7 nguyên nhân sai lầm khiến bệnh táo bón thêm trầm trọng

Táo bón là gì?

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi. Biểu hiện của táo bón là đi đại tiện khó khăn, thời gian lâu. Táo bón sẽ gây ra cảm giác khó chịu, thậm chí là đau đớn. Nếu tình trạng táo bón kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ. Đôi khi táo bón là dấu hiệu bạn đã mắc phải một bệnh nghiêm trọng, như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh túi thừa. 

Bệnh táo bón ở trẻ em

Trẻ em rất dễ bị táo bón, do hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ, ngoài ra nhiều trẻ có thói quen ăn quá ít chất xơ và uống ít nước cũng là một phần nguyên nhân gây nên căn bệnh táo bón ở trẻ em. Khi xảy ra bệnh táo bón ở trẻ em rất dễ đến tình trạng mất trương lực cơ hậu môn, từ đó bé sẽ mất dần cảm giác buồn đi đại tiện. Do đó các bậc phụ huynh rất cần chú ý đến vấn đề bệnh táo bón ở trẻ em.

Bênh táo bón ở người trưởng thành

Đối với người trưởng thành, bệnh táo bón có thể là nguyên nhân hoặc hậu quả của nhiều tác động tiêu cực. Như đau tức vùng bụng dưới, hậu môn. Tăng nguy cơ hình thành nang đường ruột, còn gọi là diverticula. Gây viêm nhiễm ruột, đại tràng. Thậm chí tăng nguy cơ rạn, nứt hậu môn. Chất thải tích tụ lâu ngày ở hậu môn có thể hấp thụ ngược, gây nên nhiều bệnh nan y.

Nếu bạn gặp tình trạng táo bón kéo dài hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan, quan trọng nhất là nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đánh giá tình trạng của bạn và đề xuất phương pháp điều trị thích hợp.

7 sai lầm khiến bệnh táo bón thêm trầm trọng

Sau đây là 7 sai lầm phổ biến dễ dẫn đến bệnh táo bón sẽ trở nên trầm trọng hơn. Bạn hãy chú ý nhé.

  1. Ăn nhiều thực phẩm đóng gói đã chế biến sẵn

Chứng táo bón có thể trở thành ‘cơn ác mộng’ nếu bạn thường xuyên ăn thực phẩm đóng gói đã chế biến sẵn. Bánh quy, mì ống, bánh mì… sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, làm nặng thêm tình trạng táo bón. Ngoài ra, thực phẩm chế biến thường chứa fructan, có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa tự nhiên.

Trong thực phẩm chế biến như thịt xông khói, xúc xích, giăm bông… có rất nhiều natri. Những thực phẩm có lượng natri cao kèm theo dầu mỡ và chất béo làm tăng khả năng gây táo bón. Nếu chế độ ăn của trẻ bao gồm chủ yếu là thực phẩm chế biến, trẻ có thể gặp táo bón thường xuyên hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.

  1. Không tập thể dục

Bệnh táo bón gây khó chịu, khiến bạn không muốn vận động. Đúng là như vậy. Nhưng nếu bạn chỉ ngồi một chỗ thì bệnh táo bón sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Tập thể dục giúp tối ưu hóa hoạt động trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Bạn không cần phải tập luyện lâu dài và cường độ cao. Chỉ cần đi bộ ngắn (khoảng 30 phút) hoặc tập các bài thể dục tại nhà đã đủ tác động tốt đến sức khỏe về lâu dài rồi.

  1. Ăn quá nhiều canxi và sắt gây táo bón

Trong thời kỳ táo bón, tốt nhất là bạn hãy bỏ canxi và sắt ra khỏi bữa ăn của mình. Những khoáng chất này có thể can thiệp vào sự co bóp trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Trên thực tế, bổ sung các khoáng chất này từ các nguồn thực phẩm thuần chay cũng sẽ cung cấp nhiều chất xơ, giúp giảm táo bón. Một số nguồn canxi và sắt thuần chay cho bạn lựa chọn: đậu nành, ngũ cốc, các loại rau xanh đậm, tảo xoăn, rong biển, nước cam, bông cải xanh, đậu lăng, đậu hà lan, trái cây sấy khô, bánh mì, nấm hương, mộc nhĩ, đậu phụ.

7 Sai Lầm Khiến Bệnh Táo Bón Thêm Trầm Trọng

  1. Liên tục uống thuốc nhuận tràng

Có vẻ uống thuốc nhuận tràng là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả, nhưng nếu bạn sử dụng chúng quá thường xuyên thì sẽ gặp tác dụng ngược lại. Hoàn toàn phụ thuộc vào thuốc bất cứ khi nào cơ thể có dấu hiệu mắc bệnh sẽ làm nặng thêm tình trạng táo bón. Bạn nên hạn chế sử dụng thuốc nhuận tràng. Cách tốt nhất để chữa bệnh táo bón là áp dụng các phương pháp tự nhiên, có thể hình thành thói quen hàng ngày như uống nhiều nước và tăng lượng chất xơ.

  1. Ăn sôcôla

Theo Medicine Net, người bị táo bón không nên ăn sôcôla, đặc biệt là những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS). Bác sĩ Kristi King, phát ngôn viên của Học viện Dinh dưỡng Mỹ đồng chuyên gia dinh dưỡng ở Bệnh viện Nhi Texas, cho biết hàm lượng lớn chất béo trong sôcôla làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm nhu động ruột, do đó thức ăn di chuyển qua ruột cũng chậm hơn.

7 Sai Lầm Khiến Bệnh Táo Bón Thêm Trầm Trọng

  1. Ăn nhiều thực phẩm làm từ sữa

Bạn bị táo bón do không hấp thụ đủ chất xơ, nên trong thời kỳ này hãy hạn chế ăn các thực phẩm làm từ sữa. Bạn cũng nên tránh thực phẩm làm từ động vật như trứng và thịt, thay vào đó hãy mua thêm các loại trái cây giàu chất xơ (bơ, lê, chuối, cam…), rau xanh đậm, đậu và ngũ cốc.

  1. Uống thuốc điều trị bệnh

Hầu hết các loại thuốc huyết áp sẽ làm tình trạng táo bón thêm tệ hại, vì chúng là thuốc lợi tiểu nên sẽ xả nước ra khỏi cơ thể bạn, gây có khăn cho việc giữ phân mềm. Sử dụng thuốc kháng axit để chống ợ nóng cũng có thể làm nặng thêm chứng táo bón, đặc biệt nếu thuốc bạn uống có chứa nhôm và canxi. Một số loại thuốc chống trầm cảm cũng có thành phần không tốt cho hệ tiêu hóa.

Nếu cảm thấy nghi ngờ thuốc bạn đang uống để trị bệnh là nguyên nhân gây táo bón, hãy trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh lại đơn thuốc hoặc thay đổi danh sách các thực phẩm ăn hàng ngày.    


Thực hiện bởi: Thiên Thùy

Tags

Chia sẻ với bạn bè


Bài viết liên quan