₫
Hiện có sản phẩm | Xóa giỏ hàng |
TỔNG TIỀN: | ₫ |
Thanh toán |
* Đơn hàng phải có giá trị ít nhất 50,000 VND !!
Nguyên liệu làm gà hầm đông trùng hạ thảo
Bước 1: Cho đông trùng hạ thảo nguyên con vào nước ấm rửa sạch rồi vớt ra, nếu ở dạng nguyên sinh khối thì dùng dao cắt bỏ chân, chỉ lấy phần thân nấm rồi đem đi rửa sạch. Nhân sâm tươi đem rửa sạch bằng bàn chải để đánh cho hết đất cát bám trên củ sâm.
Bước 2: Gà làm sạch lông và loại bỏ phần nội tạng và rửa sạch. Khi rửa nên dùng một ít muối trắng xát lên mình gà để khử mùi tanh rồi mới rửa lại với nước cho sạch.
Bước 3: Táo đỏ đem rửa sạch, có thể bổ tách đôi bỏ hạt tùy thích. Gừng cạo vỏ, đập dập hoặc thái lát mỏng. Tỏi bóc vỏ và để nguyên củ.
Bước 4: Cho gà, nhân sâm, hạt dẻ, táo đỏ, tỏi và gói thảo dược Hàn Quốc (nếu có) vào nồi cùng khoảng 2 lít nước. Nếu không có gói gia vị thì nêm nếm một chút gia vị cho vào nước rồi hầm. Hoặc cũng có thể dùng ½ lượng nhân sâm, táo đỏ nhồi vào bụng gà rồi buộc chặt hoặc khâu kín lại, ½ lượng còn lại để ngoài nước hầm.
Bước 5: Vặn to lửa, đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lại, dùng thìa hoặc muôi vớt hết bọt. Chờ đến khi gà gần chín thì cho đông trùng hạ thảo vào nêm thêm chút gia vị cho vừa vặn rồi tiếp tục đun khoảng 45 phút nữa. Kiểm tra nếu phần đùi gà chín mềm là có thể ăn được.
Gà chín mềm, không có vị tanh, thơm đượm mùi nhân sâm và đông trùng hạ thảo, nước dùng ngọt vị táo đỏ là đem ra thường thức được.
Tham khảo sản phẩm:
Nguy cơ gãy xương ở phụ nữ sau tuổi 50 và và cách phòng ngừa |
Bị thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì? |
Tổng hợp các mẫu miếng dán giảm đau xương khớp Hàn Quốc và cách sử dụng |
Người bị thoái hóa xương khớp nên ăn gì? |
Những tác động tiêu cực của Cortisol đối với giấc ngủ và cách kiểm soát |
7 lợi ích tuyệt vời cho cơ thể khi bạn đi bộ bằng chân trần tiếp đất |
Những trường hợp dùng sâm có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa |
Các món ăn và bài thuốc hay từ Đông trùng hạ thảo được lưu truyền |
Phụ nữ có hormone mạnh thường có những đặc điểm nào? |